Giá vàng sẽ tiếp tục 'nhảy múa và tăng phi mã' trong năm 2021?

Thứ hai, 18/01/2021 18:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2021 diễn biến của thị trường vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động ngăn chặn đại dịch Covid-19 đang lây lan nhanh tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, với trợ lực chính là môi trường lãi suất thấp và suy thoái kinh tế toàn cầu, giá vàng được dự báo vẫn tiếp tục tăng trong năm 2021.

Trong năm 2020, vàng SJC có lúc lên tới 62 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử. Ảnh minh họa

Trong năm 2020, vàng SJC có lúc lên tới 62 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử. Ảnh minh họa

Năm 2020 khép lại, ghi dấu ấn 1 năm đầy biến động của thị trường vàng trong nước và thế giới. Dịch COVID-19 là yếu tố chính chi phối thị trường vàng trong năm qua, đã khiến kim loại quý liên tục "nhảy múa".

Trong báo cáo dự báo thị trường vàng 2021 của VietnamGold, các chuyên gia tại đây cho rằng kim quý đang nắm giữ một loạt lợi thế để duy trì đà tăng trưởng mạnh như năm 2020.

Tuy nhiên, dù có các trợ lực vĩ mô tốt, bản thân kim loại quý cũng cần đáp ứng một số điều kiện kỹ thuật về giá nếu muốn duy trì đà tăng mạnh, nếu không, xu hướng tăng của vàng có thể phải rời sang năm 2022.

Cụ thể, theo VietnamGold, thị trường vàng đã trải qua một năm bùng nổ khi giá thế giới có thời điểm tăng 34% so với đầu năm. Dù giá đóng cửa năm 2020 giảm 12% so với đỉnh mọi thời đại hồi tháng 8/2020 (2.075 USD/ounce), kim quý vẫn kết thúc năm 2020 với mức tăng 22%.

Tại thị trường trong nước, vàng miếng còn ghi nhận xu hướng tăng mạnh hơn khi vàng SJC có lúc lên tới 62 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử. Dù đóng cửa năm ở mức 56 triệu/lượng, thấp hơn gần 10% giá đỉnh, vàng SJC vẫn ghi nhận tăng 33% năm qua.

Các chuyện gia nhận định, 2021 vẫn là năm rất tốt cho việc nắm giữ vàng. Ảnh minh họa.

Các chuyện gia nhận định, 2021 vẫn là năm rất tốt cho việc nắm giữ vàng. Ảnh minh họa.

Sức hút của vàng năm 2021 liệu có giảm?

Sức hút của vàng đã giảm khi vaccine mở ra cho thế giới lối thoát khỏi đại dịch nhưng nhiều nhà phân tích vẫn chưa thôi lạc quan về kim loại quý này.

Đại dịch đã khiến vàng tăng giá, với giá vào đầu năm ở mức 1.528 USD một ounce, đến nay, nó đã tăng 17%. "Xu hướng tăng của giá vàng đầu năm nay phần lớn do dòng tiền đổ vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) được hỗ trợ bằng vàng", Masayo Kondo, Chủ tịch Commodity Intelligence (Tokyo) cho biết.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các quỹ ETF được hỗ trợ bởi vàng cho đến tháng 11 năm nay đã bổ sung hơn 900 tấn vào danh mục đầu tư của họ, nhiều nhất từ trước đến nay trong một năm, vượt qua kỷ lục 646 tấn mà họ đã bổ sung trong cả năm 2009 - thời gian Phố Wall khủng hoảng tài chính. Trên toàn cầu, các quỹ ETF hiện nắm giữ 3.793 tấn vàng, cũng là một mức kỷ lục.

Nhu cầu ở hai nước mua vàng nhiều nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc vẫn yếu do đại dịch. Các đợt phong tỏa và hạn chế sau đó khiến các cặp đôi khó tổ chức đám cưới. Các loại lễ hội cộng đồng cũng đã bị hoãn lại.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng trang sức giảm 41%, xuống 904 tấn, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9, so với cùng kỳ năm 2019. Trong ba quý, nhu cầu vàng trang sức giảm 57% ở Ấn Độ và 43% ở Trung Quốc.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào tháng 11, khi Pfizer và Moderna (Mỹ) chờ phê duyệt vaccine Covid-19. Tin tức này làm dấy lên hy vọng rằng các mũi tiêm sẽ sớm được tiến hành. Các nhà đầu tư cũng lạc quan, thúc đẩy thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Chỉ số công nghiệp Dow Jones đạt mức cao kỷ lục và Nikkei chạm mốc cao nhất trong 29 năm.

Các nhà đầu tư có thể bắt đầu rút khỏi thiên đường vàng. Tình hình chính trị Mỹ và tình hình tài chính của chính phủ liên bang nước này cũng có khả năng ảnh hưởng đến giá vàng.

Miyoko Nakashima, Chiến lược gia thị trường tại Mizuho Securities, cho biết kế hoạch tăng thuế của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden và các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 7.000 USD sẽ là một luồng gió hỗ trợ cho nền kinh tế.

Ngoài ra, Biden đã chọn Cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Janet Yellen làm Bộ hay nói cách khác, chính sách tài khóa và tiền tệ, xích lại gần nhau hơn, rộng đường cho các biện pháp kinh tế lớn trong tương lai.

Vàng trang sức được bày bán tại một tiệm kim hoàn ở Yangon, Myanmar, ngày 9/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Vàng trang sức được bày bán tại một tiệm kim hoàn ở Yangon, Myanmar, ngày 9/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Còn nhiều 'dư địa' để tiếp tục tăng giá

Những ngày đầu của năm 2021, giá vàng thế giới có sự biến động đáng chú ý khi liên tục tăng mạnh và có thời điểm lên sát mốc 1.950 USD/ounce. Theo đó, giá vàng trong nước liên tiếp đi lên và đạt 57,3 triệu đồng/lượng - mức cao nhất 4 tháng qua vào ngày 6/1. 

Theo các chuyên gia tại VietnamGold, lãi suất thấp là môi trường tốt với đà tăng giá của vàng. Cuối năm 2020, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tuyên bố duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp gần 0% đến 2023. Với điều kiện này, giá vàng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc nắm giữ không mất chi phí.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng nhấn mạnh mức lạm phát kỳ vọng sẽ đạt trên 2% trong giai đoạn tới với dự báo đưa ra là 1,2% năm 2020; 1,8% năm 2021; và 2-2,2% vào năm 2023. Như vậy, kỳ vọng lãi suất thực sẽ ở mức âm trong ít nhất 3 năm tới, và có xu hướng thấp dần theo thời gian khi lãi suất điều hành không đổi nhưng lạm phát kỳ vọng tăng lên.

Do đó, 2021 vẫn là năm rất tốt cho việc nắm giữ vàng. Mức lãi suất thực âm có thể thúc đẩy nhu cầu vào kim loại quý tăng mạnh mẽ trong năm nay.

Đồng USD yếu chính là nguyên nhân của quan điểm vàng sẽ tăng giá. Goldman Sachs dự kiến USD trong năm tới sẽ giảm 6% tính theo tỷ trọng thương mại. Kể từ ngày 10/12, USD Index, chỉ số đo lường giá trị của đồng bạc xanh trong một rổ tiền tệ, ở mức quanh 91, so với 102 vào tháng 3/2020.

Vàng thường diễn biến ngược với USD vì mọi người có xu hướng giữ nó như một tài sản thay thế. Do đó, nhiều nhà quan sát thị trường dự đoán giá vàng sẽ dao động ở mức cao miễn là USD vẫn yếu. Lãi suất thấp ở Mỹ cũng làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản bằng vàng, vốn không phải trả bất kỳ lợi nhuận nào cho các nhà đầu tư.

Nhà phân tích thị trường vàng Koichiro Kamei cho biết sự bất ổn sẽ vẫn còn khi Biden, một đảng viên Dân chủ, lên nắm quyền tổng thống vào tháng 1/2021. Người thay thế Trump có thể sẽ phải đối mặt với đa số ghế đến từ đảng Cộng hòa tại Thượng viện, dẫn đến nguy cơ bế tắc chính trị. Do đó, Kamei nói, Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thông qua các chương trình nghị sự về ngân sách và lập pháp của mình.

Ông Biden nhậm chức khi thâm hụt ngân sách vốn đã khá lớn của Mỹ tăng thêm do các biện pháp đối phó với đại dịch. Thâm hụt kép - lỗ hổng trong ngân sách và tài khoản vãng lai - và việc Fed giữ lãi suất ổn định ở mức gần 0 sẽ "hỗ trợ xu hướng USD yếu hơn".

Trong khi đó, nhiều rủi ro địa chính trị đang hình thành. Cùng với đó, sau nhiều tháng kìm hãm, người tiêu dùng châu Á dự kiến bắt đầu mua đồ trang sức bằng vàng. Nhiều nhà quan sát thị trường kỳ vọng nhu cầu bán lẻ, đặc biệt là từ các lễ cưới, sẽ phục hồi vì nhiều cặp đôi đã trì hoãn tổ chức ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Goldman Sachs cho biết nhu cầu bán lẻ đã có dấu hiệu bình thường lại, lưu ý rằng phí bảo hiểm vàng của Trung Quốc và Ấn Độ "đang dần tăng lên và gần như trở lại mức trước đại dịch".

Ngân hàng này nói thêm rằng chiến thắng bầu cử của Biden và việc triển khai vaccine sẽ làm tăng giá trị đồng tiền mà người châu Á kiếm được, và do đó thúc đẩy sức mua của họ.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs không phải là những người duy nhất tin rằng vàng sẽ tăng giá. Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, giá vàng sẽ luôn tăng và đặc biệt lên cao vào thời điểm tình hình thế giới khủng hoảng.

Khi dịch bệnh bùng phát ngày càng nghiêm trọng, giá vàng và giá bất động sản sẽ đi ngược chiều nhau, giá vàng tăng còn giá bất động sản giảm. Kịch bản kiểm soát được dịch bệnh, có thể đảo chiều, tức là giá vàng sẽ đi xuống, giá bất động sản tăng lên.

Hiện tại, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế, giá vàng được các nhà đầu tư quan tâm hơn nhiều so với bất động sản. Đến khi kiểm soát tốt dịch bệnh thì nên cân nhắc đầu tư vào bất động sản và giảm thiểu đầu tư vào vàng.

Đối với những dự đoán của giới phân tích trong vòng 5 năm tới, ông Hiếu nhận định nếu giá vàng thế giới lên 3.000 USD/ounce đã là rất cao, 4.000 USD/ounce là mức có thể đạt được nhưng xác suất thấp hơn, còn 5.000 USD/ounce thì tỷ lệ rất thấp.

Theo ông, giá kim loại quý càng cao thể hiện sức tàn phá của dịch bệnh lên nền kinh tế toàn cầu càng khốc liệt. Trường hợp vàng thế giới có thể cán mốc 5.000 USD/ounce trong vòng 5 năm tới, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu vẫn khuyên nhà đầu tư không nên bỏ nhiều hơn 50% tiền của mình vào vàng.

Minh Châu

Tin khác

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp
23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp