Giá xét nghiệm COVID-19 liệu có giảm mạnh khi Bộ Y tế ra dự thảo mới?

Thứ sáu, 01/10/2021 12:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong dự thảo lần này, Bộ Y tế quy định cứng về giá của việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả xét nghiệm tránh việc lợi dụng dịch thổi giá lên cao.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến đóng góp dự thảo Thông tư về giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.

Theo đó, mức giá xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định trong dự thảo Thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương, bao gồm chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả xét nghiệm và chi phí test kit xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi áp dụng đối với từng phương pháp xét nghiệm.

Cụ thể, giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện virus SARS-CoV-2 sẽ bao gồm chi phí test xét nghiệm (tính theo giá test nhanh trúng thầu vào bệnh viện) cộng với chi phí lấy mẫu và bảo quản (tối đa là 32.000 đồng).

gia xet nghiem covid 19 lieu co giam manh khi bo y te ra du thao moi hinh 1

Hiện nay chi phí xét nghiệm dịch COVID-19 mỗi nơi một giá.

Ví dụ, cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu test nhanh là 135.000 đồng/test và mức giá dịch vụ là 32.000 đồng/mẫu thì người không thanh toán bảo hiểm y tế sẽ phải trả 135.000 + 32.000 đồng = 167.000 đồng/xét nghiệm.

Trong dự thảo cũng quy định, người có thẻ bảo hiểm y tế đủ điều kiện được thanh toán bảo hiểm y tế và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 167.000 x 80% = 133.600 đồng/xét nghiệm. Phần còn lại 33.400 đồng sẽ phải tự chi trả.

Tương tự, mức giá xét nghiệm kháng nguyên phát hiện virus SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch cũng được tính dựa trên chi phí test xét nghiệm (tính theo giá test nhanh trúng thầu vào bệnh viện) và chi phí xét nghiệm trên máy miễn dịch (không bao gồm test).

Trong đó, mức giá xét nghiệm kháng nguyên phát hiện virus SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch (không bao gồm test) cho đối tượng thanh toán bảo hiểm y tế là 67.000 đồng/xét nghiệm; đối tượng không thanh toán bảo hiểm y tế thực hiện theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa là 67.000 đồng/xét nghiệm.

Với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật PCR mẫu đơn, chi phí cũng bao gồm giá mua test (theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt) cộng giá dịch vụ lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm: 80.000 đồng/xét nghiệm và giá thực hiện xét nghiệm, trả kết quả: 114.000 đồng/xét nghiệm.

Ví dụ, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu bộ test kit là 300.000 đồng/test, chi phí xét nghiệm PCR sẽ là 300.000 + 80.000 + 114.000 = 494.000 đồng/xét nghiệm. Với trường hợp thanh toán bảo hiểm y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán theo phạm vi và đối tượng được hưởng.

Trong dự thảo quy định, với mức giá xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật PCR mẫu gộp, chi phí gồm giá mua test (theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và giá các dịch vụ lấy mẫu, bảo quản, thực hiện xét nghiệm,…

Dự kiến, trường hợp gộp 5 que tại thực địa, chi phí cho việc lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm, thực hiện xét nghiệm và trả kết quả sẽ là 109.800 đồng/mẫu gộp. Xét nghiệm gộp 5 mẫu tại phòng xét nghiệm, chi phí này là 153.900 đồng/xét nghiệm mẫu gộp.

Trường hợp gộp 6-10 que tại thực địa, chi phí cho việc lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm, thực hiện xét nghiệm và trả kết quả sẽ là 104.800 đồng/mẫu gộp. Nếu gộp 6-10 mẫu tại phòng xét nghiệm, chi phí này là 147.500 đồng/xét nghiệm mẫu gộp.

Như vậy, ví dụ đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu bộ test kit là 300.000 đồng/test thì trường hợp thực hiện phương án gộp 5 que tại thực địa, mức giá của 1 xét nghiệm là: 109.800 đồng + 60.000 đồng (300.000/5 do tính chi phí 1 test xét nghiệm chia cho 5 mẫu) = 169.800 đồng/xét nghiệm.

Trường hợp đơn vị thực hiện phương án gộp 5 mẫu tại phòng xét nghiệm thì mức giá của 1 xét nghiệm là: 153.900 đồng + 60.000 đồng (300.000/5 do tính chi phí 1 test xét nghiệm chia cho 5 mẫu) = 213.900 đồng/xét nghiệm.

Nếu được thông qua, Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11 tới.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe