Giấc mộng tăng vốn tỷ đô của Maritime Bank và câu chuyện cổ phần “ế ẩm"

Thứ sáu, 26/03/2021 07:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra của Maritime Bank, cổ đông không giấu tham vọng “vốn tỷ đô”. Cùng lúc đó, cổ phiếu mã MSB của ngân hàng này rơi vào tình trạng ế ẩm.

Maritime Bank đang trong tình trạng lợi nhuận thua xa nhiều đơn vị quy mô nhỏ hơn. (Ảnh minh họa).

Maritime Bank đang trong tình trạng lợi nhuận thua xa nhiều đơn vị quy mô nhỏ hơn. (Ảnh minh họa).

Xét về vốn điều lệ, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) không hề nhỏ. Với 11.750 tỷ đồng, Maritime Bank có vị trí tầm trung, nằm trong Top 15. Thế nhưng, Maritime Bank đang trong tình trạng lợi nhuận thua xa nhiều đơn vị quy mô nhỏ hơn. Vì thế, tăng vốn là một trong những cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đây là điều không dễ dàng vì cổ phiếu MSB rơi vào tình trạng ế ẩm.

Lợi nhuận thua xa nhiều ngân hàng quy mô nhỏ hơn

Hiện tại, Maritime Bank có vốn điều lệ tầm trung, lên đến 11.750 tỷ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận mà đơn vị này thu được lại thấp hơn nhiều so với một số ngân hàng cũng nằm ở tầm trung với vốn điều lệ thấp hơn một chút.

Cụ thể, một số ngân hàng đang “cùng chiếu” với Maritime Bank có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB (11.094 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPB (10.717 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB (10.959 tỷ đồng),…

Vốn điều lệ cao hơn VIB, TPB, OCB và LPB nhưng Maritime Bank lại thua xa các đơn vị này về lãi ròng. Trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Maritime Bank dù tăng gần gấp đôi nhưng cũng chỉ đạt 2.011 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này tại VIB, TPB và OCB lần lượt là 4.642 tỷ đồng, 3.094 tỷ đồng và 2.582 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn tại Maritime Bank thấp, chỉ là 17,11%. Tỷ lệ này tại VIB, TPB và OCB là 41,8%, 28,87% và 23,56%.

Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn tại Maritime Bank thấp hơn rất nhiều tại VIB, TPB và OCB.

Giấc mộng tăng vốn tỷ đô

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Maritime Bank, tăng vốn là một trong những biện pháp được nghĩ tới nhiều. Tại ĐHĐCĐ diễn ra trong ngày 24/3/2021 của Maritime Bank, lãnh đạo ngân hàng đã đề xuất tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng. Kế hoạch này được cổ đông thông qua.

Tuy nhiên, cổ đông đề nghị ngân hàng có tầm nhìn dài hạn hơn. Cổ đông đặt ra câu hỏi nếu năm nay tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng thì bao giờ đạt trên 1 tỷ USD.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc Maritime Bank cho biết, trong quá trình tăng vốn, ngân hàng sẽ có một phần tăng từ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông ngoài. Tuy nhiên, nếu tăng vốn quá nhanh thì chưa hẳn tạo ra nhiều lợi nhuận cho cổ đông do còn giới hạn về tăng trưởng tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thực tế, ngân hàng cũng đã có kế hoạch dài hạn 2020-2023.

Sau khi tăng vốn, nếu tính theo thị giá hiện tại thì vốn hoá của ngân hàng cũng đã đạt trên 30.000 tỷ, hơn 1 tỷ đô.

Cụ thể, với thị giá khoảng 22.000 đồng/cổ phiếu, thị giá Maritime Bank đạt 25.454 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD).

Câu chuyện cổ phần “ế”

Thế nhưng, tăng vốn tại Maritime Bank lại không phải câu chuyện dễ dàng. Trong gần 1 thập kỷ qua, nhà đầu tư đã quá quen với việc “cổ phiếu ế” MSB. Thị trường chứng khoán nhiều lần, cổ đông lớn đã thất bại khi muốn thoái vốn tại Maritime Bank.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là cổ đông lớn tại Maritime Bank. Mấy năm gần đây, VNPT nhiều lần nỗ lực thoái vốn khỏi ngân hàng này. Bao nhiêu lần nỗ lực là bấy nhiêu lần thất bại.

Vào đầu năm 2018, VNPT ghi nhận lần thứ 3 liên tiếp không bán được cổ phần MSB tại Maritime Bank. Nguyên nhân là không có nhà đầu tư nào tham gia mua dù giá khởi điểm rất thấp, chỉ từ 11.900 đồng/cổ phiếu đến 12.400 đồng/cổ phiếu. Thất bại này nằm trong dự báo của nhà đầu tư vì ở thời điểm đó, thị giá MSB trên OTC thấp hơn 11.900 đồng/cổ phiếu rất nhiều.

VNPT không phải nhà đầu tư duy nhất thất bại khi cố gắng bán cổ phần MSB. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng trải qua 3 lần muốn bán MSB từ năm 2016 với các mức giá 11.700 đồng/cổ phiếu, 10.600 đồng/cổ phiếu và 12.400 đồng/cổ phiếu nhưng đều không thành công.

Cuối cùng, đến năm 2018, SCIC chuyển sang bán thỏa thuận lô cổ phiếu Maritime Bank.

Cuối năm 2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) dự kiến chào bán hơn 4 triệu cổ phần Maritime Bank với mức giá 11.800 đồng/cổ phần. DATC muốn thoái vốn trong bối cảnh Maritime Bank dự kiến sẽ niêm yết trên sàn HOSE và kỳ vọng đạt giá trị vốn hóa 1,1 tỷ USD. Bất chấp thông tin này, cổ phiếu MSB của DATC cũng không “đắt khách”.

Sau vài lần bán không có người mua, mới đây, cuối tháng 3/2021, DATC lại đăng ký bán hơn 4 triệu cổ phiếu MSB theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 6/4 đến 5/5. Đây là phương án khả thi nhất khi thanh khoản mỗi ngày của cổ phiếu MSB đạt khoảng 8 triệu cổ phiếu.

Với việc cổ phiếu liên tục “ế”, Maritime Bank không dễ dàng tăng vốn bằng cách huy động vốn từ bên ngoài. Cách tốt nhất mà Maritime Bank chọn chính là phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Tỷ lệ này là 30%. Nếu thành công, vốn của Maritime Bank sẽ tăng lên 15.000 tỷ đồng.

Hà Anh 

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp