Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc”: Đẩy mạnh truyền thông tạo sức lan tỏa mạnh mẽ

Thứ ba, 15/03/2022 19:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 15/3, tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV, năm 2021-2022 tổ chức hội nghị nhằm nắm bắt, đánh giá tiến độ triển khai giải.

Báo cáo kết quả triển khai Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XIV, năm 2019 - 2020, ông Vũ Văn Tiến, Trưởng ban Tuyên giáo UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết: Sau 2 năm tổ chức và triển khai Giải, tính đến hết ngày 20/9/2020, Ban Tổ chức đã nhận được 1.161 tác phẩm hợp lệ của 5 thể loại: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí của trên 100 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương.

Bài liên quan
giai bao chi vi su nghiep dai doan ket toan dan toc day manh truyen thong tao suc lan toa manh me hinh 1

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp.

Các tác phẩm đều được đầu tư công phu và chất lượng, phản ánh khá phong phú, sinh động và toàn diện các lĩnh vực về đời sống xã hội, nhất là sự vào cuộc của nhân dân đối với cuộc chiến chống dịch Covid-19, phản ánh các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các chương trình giám sát của Mặt trận…, từ đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Để tiếp tục triển khai Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV, năm 2021-2022, Ban Tổ chức Giải đã tham mưu Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam ban hành Thể lệ số 01/TL-MTTW-BTT, ngày 10/6/2021 và công bố trên các phương tiện truyền thông ở Trung ương và các địa phương.

Đồng thời, đã gửi công văn kèm Thể lệ Giải báo chí tới Thường trực Tỉnh, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình 63 tỉnh, thành phố; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố về việc tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện để các đoàn viên, hội viên, các phóng viên, cộng tác viên và nhân dân tham gia Giải báo chí.

Thể lệ giải nêu rõ, các loại hình báo chí tham dự Giải lần thứ XV, năm 2021 - 2022 gồm: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí.

giai bao chi vi su nghiep dai doan ket toan dan toc day manh truyen thong tao suc lan toa manh me hinh 2

Lễ trao giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XIV, năm 2019 – 2020, ngày 10/11/2020 tại Hà Nội.

Các tác phẩm tham dự phải là những tác phẩm có tính phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời các nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình hành động của MTTQ Việt Nam về xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đồng thời, những tác phẩm tham dự cần thực sự ấn tượng, nổi bật bởi những phát hiện, ý tưởng có giá trị, truyền tải tới xã hội, cộng đồng những thông điệp mang tính xây dựng cao, góp phần cổ vũ và phát huy đoàn kết, sức sáng tạo trong nhân dân, vì mục tiêu chung xây dựng, củng cố vững chắc khối Đại đoàn kết toàn dân tộc....

Tác phẩm dự Giải báo chí“Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV, năm 2021 - 2022 phải là các tác phẩm được các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước sử dụng kể từ ngày 21/9/2020 đến 20/9/2022.

Phát biểu tại cuộc họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu khẳng định, Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” là sự kiện mang bản sắc riêng của MTTQ Việt Nam. Bởi vậy, việc tổ chức, triển khai giải lần này cần tạo sự đổi mới so với các năm trước. Trong đó, cần tiếp tục kế thừa và phát huy những điểm mạnh, đẩy mạnh truyền thông, huy động nhiều hơn nữa sự vào cuộc của các nhà báo trong phản ánh các nội dung đề tài mà giải phản ánh.

"Các Ban, đơn vị và cơ quan liên quan cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong tổ chức, triển khai hoạt động của giải, trong đó tập trung đẩy mạnh truyền thông và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về các nội dung mà tác phẩm gửi về", Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu gợi mở.

Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức từ năm 2003. Từ năm 2013 giải được tổ chức 2 năm 1 lần, mỗi kỳ Ban Tổ chức Giải nhận được hơn 1.100 tác phẩm của 200 cơ quan báo chí.

Lê Tâm

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo