Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường làm giảm nguồn thu ngân sách trên 20.000 tỷ đồng

Thứ sáu, 01/04/2022 18:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh từ 1/4/2022, thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 50% và giảm 70% đối với mặt hàng dầu hỏa sẽ làm nguồn thu ngân sách giảm trên 20.000 tỷ đồng.

Từ hôm nay (1/4), chính sách giảm 50% thuế bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực. Điều này đã khiến giá xăng trong nước, đồng loạt giảm 1.000 đồng trong kỳ điều chỉnh lần này.

Sau khi tiệm cận mức 30.000 đồng/lít, việc giá xăng giảm trong 2 kỳ điều chỉnh gần đây đã giúp giảm áp lực trong công tác kiềm chế lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân từng bước phục hồi sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc giảm thuế bảo vệ môi trường sẽ làm giảm tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN).

giam 50 thue bao ve moi truong lam giam nguon thu ngan sach tren 20000 ty dong hinh 1

Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường làm giảm nguồn thu ngân sách trên 20.000 tỷ đồng

Nhấn mạnh về điều này, trao đổi với báo chí ngày 1/4, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, trong bối cảnh từ 1/4/2022, thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 50% và giảm 70% đối với mặt hàng dầu hỏa sẽ làm nguồn thu ngân sách giảm trên 20.000 tỷ đồng.

Vì vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị cần tiếp tục rà soát kỹ nắm bắt từng nguồn thu, sắc thuế chi tiết đến từng tháng, từng khu vực, sắc thuế để đánh giá dự báo sát diễn biến, tình hình thu, từ đó tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Thuế phương án điều hành ngân sách cho phù hợp.

Trên thực tế, trước khi việc giảm thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực, tổng thu NSNN từ sắc thuế này trong quý I/2022 có mức tăng rất cao, tăng tới 25,9% so với dự toán và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong quý I/2022, tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 389.320 tỷ đồng, bằng 33,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 105,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó thu nội địa ước đạt 374.581 tỷ đồng, bằng 32,7% so với dự toán, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021. Thu từ dầu thô ước đạt 14.739 tỷ đồng, bằng 52,3% so với dự toán, tăng 67,6% so với cùng kỳ.

So với dự toán có 16/19 khoản thu, sắc thuế đạt khá (trên 25%), trong đó một số khoản thu lớn như: Thuế TNCN ước đạt 43,3%; thuế BVMT ước đạt 25,9%; thu lệ phí trước bạ ước đạt 30,3%; thu phí, lệ phí ước đạt 27,3%; thu tiền sử dụng đất ước đạt 38%...

So với cùng kỳ có 11/19 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng đó là: thuế TNCN ước tăng 20,6%; thuế BVMT ước tăng 7,1%; lệ phí trước bạ ước tăng 5,1%; phí - lệ phí ước tăng 4,2%; thu tiền cho thuê đất ước tăng 26,9%; Thu tiền sử dụng đất ước tăng 21%.

Tổng cục Thuế giải thích: Thu ngân sách quý I/2022 đạt khá về tiến độ thực hiện dự toán và tăng so cùng kỳ là do tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng tốt, các DN đã có sự tăng tốc hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô