Giảm mạnh chi phí cho DN, Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí "quán quân" trên bảng xếp hạng PCI

Thứ năm, 09/05/2024 10:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào sáng nay (9/5) cho thấy, Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí quán quân năm thứ 7 liên tiếp.

Quảng Ninh năm thứ bảy liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI

Theo VCCI, Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân năm thứ bảy liên tiếp với 71,25 điểm. Đứng vị trí thứ hai và thứ ba là tỉnh Long An (70,94 điểm) và Hải Phòng (70,34 điểm).

Hai vị trí còn lại trong TOP 5 là Bắc Giang (69,75 điểm) và Đồng Tháp (69,66 điểm). Các địa phương còn lại trong Top 10 là Bà Rịa – Vũng Tàu (69,57 điểm), Bến Tre (69,20 điểm), Thừa Thiên Huế (69,19 điểm), Hậu Giang (69,17 điểm) và Phú Thọ (69,10 điểm).

giam manh chi phi cho dn quang ninh tiep tuc giu vi tri quan quan tren bang xep hang pci hinh 1

Quảng Ninh năm thứ bảy liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI. (Ảnh: ST)

Báo cáo PCI chỉ rõ: "Địa phương này ghi dấu ấn rõ rệt trong việc giảm thiểu gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, khi chỉ số thành phần Chi phí thời gian đạt 8,54 điểm, cao nhất cả nước.

Cùng với đó, Quảng Ninh tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, với chỉ số thành phần hỗ trợ doanh nghiệp đạt 7,72 điểm, đứng thứ 2 toàn quốc.

Tỉnh này còn đứng thứ 3 cả nước về nỗ lực cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, với chỉ số thành phần chi phí không chính thức đạt 7,72 điểm.

Có bước tiến lớn về điểm số (2,49 điểm) và tăng tới 8 bậc so với năm 2022, Long An giành vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2023 với 70,94 điểm.

Các doanh nghiệp đánh giá cao địa phương này trong về nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp với chỉ số thành phần chi phí không chính thức đạt 7,74 điểm, đứng thứ 2/62 địa phương. 

Tỉnh Long An cũng được các doanh nghiệp đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, với chỉ số thành phần chi phí thời gian đạt 8,40 điểm, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố.

Tỉnh Long An còn được các doanh nghiệp ghi nhận về tính năng động, tiên phong của bộ máy chính quyền với chỉ số thành phần tính năng động, tiên phong đạt 7,24 điểm, đứng thứ 4 trên cả nước.

Các vị trí tiếp theo trong TOP 5 của bảng xếp hạng PCI 2023 lần lượt là Hải Phòng (70,34 điểm) và các tỉnh Bắc Giang (69,75 điểm), Đồng Tháp (69,66 điểm). 

Thành phố Hải Phòng tiếp tục kéo dài chuỗi 3 năm liên tiếp trong TOP 5 PCI kể từ năm 2021, còn Bắc Giang đánh dấu lần thứ 2 xuất hiện trong TOP 5 kể từ năm 2022. Tỉnh Đồng Tháp tiếp tục kéo dài chuỗi 16 năm liên tục nằm trong TOP 5 PCI cả nước từ năm 2008 tới nay.

Các vị trí còn lại trong TOP 10 của bảng xếp hạng PCI 2023 có các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (69,57 điểm), Bến Tre (69,20 điểm), Thừa Thiên Huế (69,19 điểm), Hậu Giang (69,17 điểm) và Phú Thọ (69,10 điểm).

Trong đó, các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang và Phú Thọ là gương mặt mới trong TOP 10 của bảng xếp hạng PCI 2023 so với năm 2022. 

Các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì chuỗi 3 năm liên tiếp trong TOP 10 PCI kể từ năm 2021. Tỉnh Bến Tre đã có chuyển động đáng kể từ TOP 20 trong PCI 2021 và 2022 sang TOP 10 PCI 2023, trước đó tỉnh này từng có 6 năm trong TOP 10 PCI cả nước.

Tỉnh Hậu Giang cũng có bước chuyển từ TOP 20 của PCI 2022 sang TOP 10 của PCI 2023, đánh dấu chuỗi cải thiện thứ hạng liên tục từ năm 2017 tới nay. Tỉnh Phú Thọ lần đầu tiên có mặt trong nhóm 10 tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước.

Địa phương này được các doanh nghiệp đánh giá cao về chất lượng đào tạo lao động (chỉ số thành phần Đào tạo lao động đạt 6,77 điểm, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố).

Ngoài ra, cũng theo báo cáo PCI, nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong PCI 2023 có một số gương mặt mới so với năm 2022. Đó là các tỉnh Hải Dương, Bình Thuận, Ninh Bình, Tây Ninh, Đắk Nông, Cà Mau, Tiền Giang và Thanh Hóa.

Đây là dấu hiệu cho thấy các tỉnh ở nhóm sau có sự bám đuổi và bứt phá mạnh mẽ để bước vào Top 30 của bảng xếp hạng PCI.

Chi phí không chính thức cũng tiếp tục chiều hướng giảm

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, trong năm 2023, các địa phương trên cả nước đã tích cực triển khai các kế hoạch hành động thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ và các nhiệm vụ được Chính phủ phân công về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

giam manh chi phi cho dn quang ninh tiep tuc giu vi tri quan quan tren bang xep hang pci hinh 2

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI. (Ảnh: DDDN)

Vì vậy, kết quả khảo sát phản ánh trong Báo cáo PCI và PGI 2023 đã cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực tích cực của chính quyền các tỉnh thành phố trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh so với trước đây.

Đơn cử, chi phí không chính thức cũng tiếp tục chiều hướng giảm. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải chi trả chi phí không chính thức năm 2023 là 33,3%, giảm mạnh từ mức 66% của các năm 2015-2016 và mức kỷ lục 70% vào năm 2006 khi chỉ tiêu này lần đầu tiên được đưa vào khảo sát.

Bên cạnh đó, thủ tục gia nhập thị trường thuận lợi hơn, ghi nhận những chuyển biến tích cực trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp.

"Cải cách thủ tục hành chính đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt khoảng 77% doanh nghiệp cho biết việc thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến giúp tiết giảm nhiều thời gian và chi phí hơn cho doanh nghiệp so với các phương thức truyền thống. Điều này cho thấy những nỗ lực chuyển đổi số của các địa phương đã mang lại kết quả tích cực", Chủ tịch VCCI nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô