Giảm phát khí thải CO2 vì dịch Covid-19, đáng mừng hay đáng lo?

Thứ năm, 21/05/2020 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù đang gây thiệt hại cho nhiều quốc gia trên thế giới nhưng dịch COVID-19 lại gián tiếp mang lại tín hiệu tích cực cho môi trường khi lượng khí CO2 từ đầu năm đến nay giảm đáng kể.

Trung Quốc giảm 200 triệu tấn khí thải CO2 trong thời gian giãn cách vì Covid-19. Ảnh: TL

Trung Quốc giảm 200 triệu tấn khí thải CO2 trong thời gian giãn cách vì Covid-19. Ảnh: TL

Đợt giảm thải lớn nhất lịch sử

Trung Quốc là trung tâm của đại dịch lần này, đồng thời cũng là nước thải ra lượng CO2 lớn nhất thế giới. Theo nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra, lượng CO2 thải ra môi trường của Trung Quốc giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 200 triệu tấn).

Hoạt động công nghiệp gián đoạn không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm lượng khí thải CO2 trên toàn cầu.

Carbon Brief thống kê, so với cùng kỳ, lượng tiêu thụ than đá cho hoạt động nhiệt than giảm 36%, lượng than cốc sử dụng giảm 23%, lượng NO2 cho hoạt động vệ tinh giảm 37%, trữ lượng tinh chế dầu giảm 34%.

Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng đã yêu cầu tránh tụ tập đông người, bên cạnh tâm lý hạn chế ra ngoài trong những ngày này cũng góp phần giảm lượng khí CO2.

Các buổi họp, hội nghị bị dời lại; hàng loạt những buổi văn nghệ, thời trang, thể thao, hoạt động du lịch buộc tạm dừng cũng hạn chế các chuyến bay, nhất là những chặng xuyên lục địa vốn thải ra nhiều lượng khí nhà kính.

Theo thống kê, hàng chục ngàn chuyến bay trên toàn cầu cũng đã bị hủy từ đầu năm 2020. Carbon Brief ghi nhận trong những ngày dịch COVID-19 đạt đỉnh, những chuyến bay bị hủy đã làm giảm bớt đến 10% lượng khí nhà kính và tính trung bình 2 tháng qua giảm 5%.

Việc giảm khí thải chủ yếu là kết quả của sự ngừng trệ giao thông và công nghiệp. Đây có thể là một trong những đợt giảm phát thải lớn nhất trong lịch sử được ghi nhận, các nhà nghiên cứu cho biết.

Xóa bỏ giãn cách, trái đất sẽ nóng trở lại

Các nhà nghiên cứu nhận định, đợt giảm phát thải cũng chỉ tạm thời. Khi các biện pháp giãn cách bị xóa bỏ, lượng khí thải toàn cầu hàng ngày ước tính sẽ trở lại gần mức 2019 vào cuối năm nay.

Việc giảm khí thải do giãn cách hầu như không không tác động nhiều đến lượng carbon dioxide khổng lồ đang bao trùm bầu khí quyển của chúng ta và làm hành tinh nóng lên mỗi năm.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích các biện pháp giãn cách ở 69 quốc gia, chiếm 97% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu. Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ sáu lĩnh vực kinh tế chính - bao gồm vận tải mặt đất, vận tải hàng không, điện, công nghiệp, công trình công cộng và nhà ở - để ước tính sự thay đổi lượng khí thải hàng ngày từ mỗi ngành trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, so với mức trung bình từ cùng kỳ năm 2019.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự sụt giảm lớn nhất về lượng khí thải carbon đến từ lưu lượng xe hơi, xe tải và xe buýt, ước tính chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải. Giảm trong các lĩnh vực năng lượng và công nghiệp chiếm tổng cộng thêm 43% nữa.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, một số quốc gia riêng lẻ đã giảm phát thải hàng ngày lên tới 26%, tuy nhiên, hầu hết các mức giảm đó đã qua đi. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng nếu hoạt động kinh tế trở lại mức trước khủng hoảng vào giữa tháng 6, tổng lượng phát thải toàn cầu có thể giảm trung bình 4% vào cuối năm 2020. Nếu vẫn còn một số hạn chế giãn cách nhất định cho đến cuối năm, lượng phát thải trung bình có thể giảm 7% so với năm ngoái.

Nhận xét về nghiên cứu này, Tiến sĩ Joeri Rogelj, giảng viên về biến đổi khí hậu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết: "Đối với khí hậu, việc giảm phát thải trong tháng này hoàn toàn không đáng kể. Thậm chí tệ hơn khi các biện pháp kích thích kinh tế được công bố và có nguy cơ cao là các chính phủ bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực gây ô nhiễm cao".

Giáo sư khí hậu học Mark Maslin, Đại học College, London nói: "Nếu chúng ta hạn chế sự nóng lên toàn cầu chỉ ở mức 1,5 độ C thì cần phải cắt giảm toàn cầu ít nhất 7% mỗi năm trong 30 năm tới. Đại dịch cho chúng ta thấy rằng những thay đổi lớn về cấu trúc trong hệ thống giao thông và năng lượng là bắt buộc".

Minh Châu

Tin khác

Miền Trung chống chọi hạn hán khốc liệt, Đồng bằng sông Cửu Long đối diện xâm nhập mặn kéo dài

Miền Trung chống chọi hạn hán khốc liệt, Đồng bằng sông Cửu Long đối diện xâm nhập mặn kéo dài

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở cấp 2. Trong khi đó, hạn hán ở miền Trung, Tây nguyên vẫn rất khốc liệt trong đầu tháng 5.

Đời sống
Dự báo thời tiết 1/5/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng chấm dứt

Dự báo thời tiết 1/5/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng chấm dứt

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 1/5/2024, không khí lạnh tràn về chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt diện rộng ở Bắc Bộ, Thanh Hoá và Nghệ An.

Đời sống
Gia Lai: Hai cán bộ và một người dân tử vong do đuối nước trên sông Pô Cô

Gia Lai: Hai cán bộ và một người dân tử vong do đuối nước trên sông Pô Cô

(CLO) Ba nạn nhân gồm hai cán bộ đang công tác trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) và một người dân tử vong trong lúc tắm tại sông Pô Cô, thuộc địa bàn xã Ia Dom.

Đời sống
Thiêng liêng giây phút chào cờ trên đảo Trường Sa lớn

Thiêng liêng giây phút chào cờ trên đảo Trường Sa lớn

(CLO) Trong không khí trang nghiêm, trước cột mốc chủ quyền và lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ trên đảo Trường Sa lớn đã diễn ra thật nhiều cảm xúc.

Đời sống
Gần 7.000 phương tiện vi phạm an toàn giao thông bị tạm giữ trong ngày 30/4

Gần 7.000 phương tiện vi phạm an toàn giao thông bị tạm giữ trong ngày 30/4

(CLO) Trong ngày 30/4, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý hơn 17.000 trường hợp vi phạm giao thông, tạm giữ gần 7.000 phương tiện.

Đời sống