Giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% vào giữa năm 2021

Thứ ba, 18/06/2019 07:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) NHNN đang lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% vào giữa năm 2021 hoặc 2022.

Phấn đấu giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% vào giữa năm 2021

Phấn đấu giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% vào giữa năm 2021

Dự thảo có tổng cộng 15 điểm sửa đổi, tập trung vào điều chỉnh phù hợp với những văn bản mới được ban hành (như Luật kinh doanh bất động sản, Thông tư 41/2016/TT-NHNN, các thông lệ mới…), cụ thể hóa chính sách định hướng, cũng như tiếp tục điều tiết hoạt động ngành ngân hàng của NHNN.

Trong đó nổi bật là 2 nội dung sửa đổi liên quan đến việc tiếp tục giảm chỉ tiêu tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% (đến tháng 7/2021 phương án 1, đến tháng 7/2022 phương án 2) và áp dụng hệ số rủi ro từ 50%- 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống, tùy thuộc vào số tiền vay khác nhau.

Đối với mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% vào giữa năm 2021 hoặc 2022, theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, tỷ lệ nguồn vốn cho vay trung dài hạn đến hết tháng 2/2019 của khối NHTMNN là 31,12 và của khối NHTMCP là 32,4% (còn khá xa so với mức trần là 40% hiện nay).

Dự thảo cũng đưa ra 2 phương án điều chỉnh với các lộ trình khác nhau. Phương án 1 giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 5%. Cụ thể đến hết ngày 30/6/2020 vẫn giữ mức tối đa 40%, đến hết ngày 30/6/2021 tối đa 35% và từ 01/7/2021 tối đa 30%. Phương án 2 giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 3%. Cụ thể đến hết ngày 30/6/2020 vẫn giữ mức tối đa 40%, đến hết ngày 30/6/2021 tối đa 37%, đến hết ngày 30/6/2022 tối đa 34%; và từ 01/7/2022 tối đa 30%. Theo đó, việc điều chỉnh giảm được thực hiện theo lộ trình và mức giảm 3%/năm đang được coi là khả thi.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng chiếm đến 68% tổng tài sản toàn hệ thống tài chính và đang đảm nhận nhiệm vụ chính trong cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế (chức năng lẽ ra thuộc về thị trường vốn), khi mà tỷ trọng tín dụng trung dài hạn của hệ thống các TCTD vẫn ở mức 50,6% (cuối năm 2018). Trong khi đó, khu vực trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang còn nhỏ bé với giá trị vốn hóa đến cuối năm 2018 chỉ đạt 8,57% GDP, thấp hơn nhiều so với Thái Lan là 21,33% GDP, Malaysia là 46,3% GDP.

Tình trạng mất cân đối này khiến hệ thống tài chính Việt Nam luôn bị các định chế quốc tế như IMF, WB đánh giá kém về tính lành mạnh và tiềm ẩn rủi ro liên quan đến thanh khoản hệ thống ngân hàng. Vấn đề này càng đáng lo lắng hơn khi từ năm 2016 giá nhà đất liên tục tăng cao và sốt đất diễn ra tại một số khu vực. Cần nói thêm rằng tình trạng khủng hoảng thị trường BĐS Việt Nam kéo theo bất ổn trong khu vực ngân hàng và cả nền kinh tế giai đoạn 2009-2012 có nguyên nhân lớn là do bong bóng BĐS đã không được ngăn chặn kịp thời ngay từ đầu.

An Nhiên

Tin khác

Bảo hiểm Bảo Việt và Marsh Việt Nam ký kết thỏa thuận bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảo hiểm Bảo Việt và Marsh Việt Nam ký kết thỏa thuận bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

(CLO) Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam ký kết Thỏa thuận triển khai giải pháp bảo hiểm cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ Benefits One.

Tài chính - Bảo hiểm
Lãi suất cho vay mua nhà chỉ từ 6,8%/năm

Lãi suất cho vay mua nhà chỉ từ 6,8%/năm

(CLO) Tín dụng đang tăng tốc với nỗ lực kích cầu tiêu dùng đến từ động thái giảm mạnh lãi suất cho vay, kèm theo chương trình ưu đãi của ngân hàng thương mại.

Tài chính - Bảo hiểm
Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

(CLO) Với chủ đề “Storytelling: Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện”, chương trình đào tạo do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức đã cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhiều kỹ năng, bí quyết để tăng cường xây dựng thương hiệu và bán hàng hiệu quả.

Tài chính - Bảo hiểm
Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

(CLO) Xuất nhập khẩu Đông Dương ghi nhận thua lỗ trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn báo lãi nhờ bán tài sản trong Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

(CLO) FiinRatings cho biết, áp lực trả nợ đối với nhóm các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và sau vẫn còn nặng nề.

Tài chính - Bảo hiểm