Gian nan đăng ký thương hiệu cho hàng Việt tại nước ngoài

Thứ sáu, 18/05/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ mất thương hiệu tại nhiều thị trường trên thế giới bởi việc đăng ký thương hiệu tại các quốc gia này chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt ngày càng có ý thức hơn về vai trò của tài sản trí tuệ và đã thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ chú trọng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước mà còn đặc biệt quan tâm việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài nhằm hạn chế tình trạng xâm phạm nhãn hiệu tại quốc gia sở tại cũng như giảm thiểu tốn kém chi phí giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu. 

Nếu như tình trạng xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam đang diễn ra gay gắt thì trên thị trường thế giới hiện nay cũng không kém phần. Doanh nghiệp nếu không đăng ký nhãn hiệu thì khi đưa sản phẩm hàng hóa/dịch vụ ra thị trường nước ngoài rất dễ bị bên thứ 3 xâm phạm. Thương hiệu hàng hóa Việt Nam đang bộc lộ những bất cập lớn, như bị lép vế trước các thương hiệu nước ngoài tại ngay sân nhà, bị cạnh tranh không lành mạnh, bị khai thác một cách bất lợi trên thị trường thế giới… Nói cách khác, càng hội nhập sâu rộng, nguy cơ doanh nghiệp (DN) Việt Nam đánh mất thương hiệu càng lớn, và cho đến nay bài toán giữ thương hiệu vẫn chưa có lời giải. 

Thực tế cho thấy càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thương hiệu hàng hóa Việt Nam càng tỏ ra lép vế trước các thương hiệu nước ngoài trên chính thị trường nội địa, và muốn vào thị trường thế giới phải thông qua trung gian hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Các thương hiệu Việt liên tục bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rồi tự do khai thác trên thị trường thế giới, đẩy hàng hóa Việt Nam “vừa chập chững bước ra biển đã phải nhanh chóng lùi về sân nhà”. Những đặc sản gắn liền với chỉ dẫn địa lý của các địa phương thường là những đối tượng dễ bị xâm hại thương hiệu nhất, chẳng hạn như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn... Lý do những thương hiệu gắn liền với địa phương và quốc gia thường chưa được đăng ký bảo hộ đúng mức ở thị trường nước ngoài nên dễ bị sử dụng để khai thác. Xây dựng thương hiệu đã khó, nhưng việc đòi lại các thương hiệu đã mất còn khó khăn hơn nhiều. 

Báo Công luận
Ảnh minh họa - nguồn internet 

Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị trường. Khi mất quyền sở hữu nhãn hiệu, DN không chỉ mất thị trường, hàng thật biến thành hàng giả vì nhãn hiệu của mình đã được bảo hộ bởi một đơn vị khác... mà còn ảnh hưởng lâu dài tới uy tín. DN không chỉ bán hàng ở trong nước mà còn xuất khẩu đi nước ngoài. Để có thể giữ được thị trường, cao hơn là mục tiêu phát triển mạnh mẽ thương hiệu sản phẩm ra toàn cầu, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của DN là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở trong nước chỉ có giá trị pháp lý trong nước, ra nước ngoài không có giá trị. 

Vì vậy DN phải quan tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp thực hiện việc này ở nước ngoài còn rất ít, ngay cả khi các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường trọng điểm trên thế giới. Không ít thương hiệu Việt đã bị một số cá nhân, tổ chức đăng ký trước để chiếm đoạt tại thị trường nước ngoài, khiến các doanh nghiệp Việt phải mua lại với giá cao, hoặc bị lợi dụng uy tín để ngăn cản hàng hóa thâm nhập thị trường sở tại... Việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài là vô cùng quan trọng. 

Thường những nhãn hiệu có uy tín, như Cà phê Trung Nguyên, Vinataba... hay bị vi phạm, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Trên thực tế, nếu các doanh nghiệp muốn xác lập được thị trường ở nước ngoài thì trước hết, trong chiến lược tiếp cận, họ phải có kế hoạch về nhãn hiệu và bản quyền tại thị trường đó. Rõ ràng là hiện nay, rất nhiều nhãn hiệu hàng hoá bị vi phạm trắng trợn, một trong những nguyên nhân là do chính doanh nghiệp đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài. Thường thì các doanh nghiệp chỉ nhắm vào vấn đề marketing chứ không chú ý nhiều đến thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp không hiểu được khi đăng ký ở nước ngoài thì mình sẽ được hưởng lợi như thế nào, hiệu quả ra sao... Việc đăng ký thương hiệu ở nước ngoài không phải là quá khó bởi trên thực tế chỉ có mấy thị trường chính. Đó là thị trường châu Âu, Mỹ, châu Phi, Nhật và Trung Quốc. 

Doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền ưu tiên trước hết cho các nhãn hiệu gắn liền với uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp và các nhãn hiệu sử dụng cho hàng hóa/ dịch vụ trọng tâm tại thị trường tương ứng. Việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bị chiếm đoạt thương hiệu tại nước ngoài đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải lùi về sân nhà khi chưa kịp bước vào khai thác thị trường thế giới. Để khắc phục, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, tư vấn và giải quyết các tranh chấp, Cục Sở hữu trí tuệ khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình qua việc ứng dụng hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế. Trước hết doanh nghiệp nên "tự cứu lấy mình trước khi trời cứu" như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu. 

Muốn thế, doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Nếu tự mình không bảo vệ được, thì doanh nghiệp có thể nhờ sự giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng, hay thông qua các công ty sở hữu trí tuệ có uy tín ở trong nước. Trong thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý trong nước. Các doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài thông qua ba con đường, gồm quốc gia, khu vực và quốc tế. 

Nghĩa là doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tại cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia, khu vực hoặc sử dụng các hệ thống đăng ký toàn cầu do WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) thiết lập. Hiện Việt Nam đã là thành viên của Hiệp ước Hợp tác về sáng chế (PCT) và Thỏa ước và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Đây là hai hệ thống giúp cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm sự bảo hộ sáng chế ở 152 nước thành viên PCT và bảo hộ nhãn hiệu ở 101 nước thành viên một cách thuận lợi và tiết kiệm./.

Cẩm Tú

Tin khác

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

(CLO) Các nhà quản lý danh mục đầu tư đã đặt cược rằng giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu sẽ tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi khối hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp
23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp