Giao dịch đáng ngờ của nhóm Con Cưng và cái giá cho việc chiếm lĩnh thị trường

Thứ sáu, 26/02/2021 13:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Con Cưng khởi đầu từ năm 2011 và bắt đầu tăng tốc từ năm 2017 khi được SSI "đỡ đầu". Chỉ trong vòng 5 năm sau đó, chuỗi siêu thị này đã dẫn đầu thị trường về quy mô, số lượng cửa hàng và doanh thu. Tuy nhiên, đằng sau con đường thành công của Con Cưng cũng là không ít sự đánh đổi.

Mới đây, theo nguồn tin của chúng tôi, Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN đã "tuýt còi" một ngân hàng thương mại vì không thực hiện báo cáo đối với các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ của Công ty cổ phần Đầu tư Con Cưng (CCI), Công ty cổ phần Con Cưng (Con Cưng) và Công ty cổ phần Thương mại Liam (LTJSC) - ba thành viên chủ chốt thuộc hệ sinh thái nhóm Con Cưng.

Con Cưng kinh doanh thế nào?

Được thành lập vào tháng 9/2015, CCI là công ty mẹ của ba pháp nhân gồm: Con Cưng, LTJSC và Công ty cổ phần Tập đoàn Sakura (Sakura Group). Trong đó, Con Cưng có kết quả kinh doanh nổi bật hơn cả.

Doanh nghiệp này được biết tới là chủ sở hệ thống Con Cưng - chuỗi siêu thị chuyên kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và bé, có tốc độ phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Nhờ việc nắm bắt xu hướng thị trường và liên tục nhận dòng vốn từ các quỹ đầu tư lớn, chuỗi bán lẻ các sản phẩm mẹ và bé này có nguồn lực để nhanh chóng chiếm thị phần áp đảo các đối thủ còn lại.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của CCI đạt mức tăng trưởng kép (CAGR) đáng nể, lần lượt đạt mức 72,1% và 60%. Năm 2019, CCI báo lãi sau thuế 11,7 tỉ đồng.

Trong số ba công ty thành viên của CCI, Con Cưng - đơn vị trực tiếp quản lý chuỗi cửa hàng Con Cưng - có kết quả kinh doanh, quy mô tổng tài sản cao hơn cả. Năm 2019, Con Cưng ghi nhận doanh thu thuần hơn 2.450 tỷ đồng, so với năm 2018. Đồng thời, công ty này cũng báo lãi ròng năm 2019 gần 15 tỷ đồng.

chart

Trên bảng cân đối, tính đến cuối năm 2019, tài sản của Con Cưng đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng, cao gấp 4,9 lần so với quy mô vốn chủ sở hữu.

So với Con Cưng, hai thành viên còn lại có phần khiêm tốn hơn. Theo đó, LTJSC trong 3 năm gần đây hầu như không phát sinh doanh thu và cũng ghi nhận khoản lỗ vài triệu đồng mỗi năm. Tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của LTJSC đạt mức 201,9 tỉ đồng, tương đương với quy mô vốn chủ sở hữu.

Còn với Sakura Group, trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp này cũng mới chỉ phát sinh doanh thu trong năm 2019, đạt mức 31,52 tỉ đồng, đồng thời báo lãi vỏn vẹn 750 triệu đồng. Quy mô tổng tài sản của công ty này tính đến cuối năm 2019 đạt 8,4 tỉ đồng.

Lô trái phiếu "giá mềm" của Con Cưng

Kết quả kinh doanh khả quan của CCI cũng như Con Cưng - thành viên chủ chốt trong hệ sinh thái - là nền tảng để giúp doanh nghiệp này huy động thành công nhiều tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu, với lãi suất tương đối thấp.

So với quy mô doanh thu, con số lợi nhuận của Con Cưng có phần khiêm tốn và chỉ tương đương chưa tới 1%. Kết quả này có thể là sự đánh đổi để mở rộng quy mô số cửa hàng của chuỗi này. Chỉ trong vài năm gần đây, Con Cưng vươn lên trở thành chuỗi có quy mô đứng đầu thị trường, vượt mặt những đối thủ như Bibomart hay KidPlaza.

Đầu năm 2020, CCI đã phát hành riêng lẻ 41 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm và không kèm chứng quyền. Lô trái phiếu này có lãi suất thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường, chỉ là 8%/năm.  Mệnh giá mỗi trái phiếu là 1 triệu đồng. Đáng chú ý, người sở hữu có thể thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của CCI với mức giá chuyển đổi lên tới 484.629 đồng/cổ phần.

Công bố thông tin về đợt phát hành này, CCI cho biết nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã mua vào 28,196 tỷ đồng, chiếm 66,77% tổng khối lượng trái phiếu phát hành. Số trái phiếu còn lại được bán cho các nhà đầu tư tổ chức trong nước.

Cho tới Scandal xuất xứ hàng hóa

Ngoài việc mở rộng quy mô nhanh, bị tuýt còi với các giao dịch đáng ngờ, bản thân Con Cưng cũng từng vướng vào "scandal" gian lận xuất xứ hàng hóa, dù sau đó đã được thanh minh.

Cuối tháng 7/2018, Con Cưng từng vấp phải nghi vấn gian lận xuất xứ hàng hoá từ khiếu nại của một khách hàng tại TP HCM khi mua một bộ quần áo thun có mã sản phẩm CF G127011. Khách hàng này cho rằng sản phẩm đã bị cắt tem nhãn, thay thế bằng tem xuất xứ "Made in Thái Lan".

Từ khi bị nghi vấn, Con Cưng liên tục bác bỏ và đưa ra bằng chứng khẳng định mình không bán hàng giả, hàng nhái trong các thông cáo phát đi. Con Cưng treo giải thưởng một tỷ đồng cho khách hàng đầu tiên phát hiện doanh nghiệp nhập hàng không chính hãng, nhưng vài ngày sau đã rút thông báo này.

Kết luận kiểm tra về chấp hành pháp luật sản xuất, kinh doanh của Con Cưng được Bộ Công Thương công bố giữa tháng 8. Theo đó, doanh nghiệp này không vi phạm bán hàng giả mạo xuất xứ như nghi vấn trước đó, mà chỉ mắc lỗi trong khuyến mãi, thương mại điện tử...

Gia Hân

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp