Giới thiệu tài liệu mới về chiến dịch Điện Biên Phủ lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2019 11:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954” của tác giả Ivan Cadeau (người Pháp) vừa được Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) giới thiệu tới công chúng chiều 3/5, đồng thời có chương trình giao lưu với tác giả cuốn sách này.

Cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954” dài 270 trang do Nhà Xuất bản Thông tin và truyền thông xuất bản, sử dụng tài liệu lưu trữ của Pháp chưa từng được công bố tại Việt Nam. Gồm nhiều tài liệu quý về chiến thắng Điện Biên Phủ qua góc nhìn của người Pháp. Trong đó, có cả những thông tin, hồi ký từ nhiều nhân chứng lịch sử của Pháp.

Bìa cuốn sách. Ảnh: Báo Hanoimoi

Bìa cuốn sách. Ảnh: Báo Hanoimoi

Phát biểu tại buổi ra mắt cuốn sách, ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã gửi lời cảm ơn tác giả Ivan Cadeau cùng các cộng sự đã hợp tác, hỗ trợ Cục trong quá trình biên dịch và xuất bản cuốn sách. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Đã 65 năm trôi qua, nhưng những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được các học giả trong nước và ngoài nước quan tâm khai thác, nghiên cứu. Để giúp các nhà nghiên cứu lịch sử và đông đảo công chúng Việt Nam có cơ sở đánh giá, nhìn nhận đa chiều về sự kiện lịch sử này, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước biên dịch và xuất bản Cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 07/5/1954”.

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu tại buổi ra mắt cuốn sách. Ảnh: Nguồn Cục VTLTNN

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu tại buổi ra mắt cuốn sách. Ảnh: Nguồn Cục VTLTNN

Cuốn sách là nguồn tư liệu có giá trị, góp phần bổ sung thông tin về sự kiện Điện Biên Phủ và cuộc chiến tranh tại Đông Dương dưới góc nhìn của 1 sĩ quan, nhà sử học Pháp để các nhà sử học, nhà nghiên cứu Việt Nam có tư liệu tham khảo"- Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng, nhấn mạnh.

Cuốn sách được chia làm 7 chương gồm: Một lối thoát danh dự; Chiến dịch mùa thu 1953; Anne Marie (Bản Kéo), Béatrice (Him Lam), Gabrielle (Độc Lập) và một số cứ điểm khác; Đó là cho ngày mai; Khủng hoảng tinh thần; Trận chiến năm ngọn đồi; Tạm biệt bạn già.

Hình ảnh được sử dụng trong cuốn sách. Ảnh: Báo hanoimoi

Hình ảnh được sử dụng trong cuốn sách. Ảnh: Báo hanoimoi

Được biết, nhằm thực hiện Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2018, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức đoàn đi sưu tầm tài liệu tại Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và được tiếp cận cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954” của tác giả Ivan Cadeau. Ông từng là sĩ quan và nhà sử học chuyên nghiên cứu chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương.

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tặng cuốn sách đã được dịch và xuất bản cho tác giả Ivan Cadeau. Ảnh: Nguồn Cục VTLTNN

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tặng cuốn sách đã được dịch và xuất bản cho tác giả Ivan Cadeau. Ảnh: Nguồn Cục VTLTNN

Nhận thấy giá trị lịch sử và ý nghĩa của tư liệu này, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tiến hành biên dịch và mua bản quyền xuất bản cuốn sách để giới thiệu tới đông đảo công chúng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019). 

Cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954” được xuất bản theo hợp đồng giữa Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước với Nhà Xuất bản Tallandier của Pháp.

Trong buổi ra mắt cuốn sách, tác giả Ivan Cadeau đã chia sẻ những hồi ức tham gia chiến tranh, kết quả và cái nhìn về chiến thắng Điện Biên Phủ từ phương diện 1 người lính Pháp, qua nghiên cứu tài liệu lưu trữ. Đặc biệt, quá trình sưu tầm, chọn lọc tài liệu và kinh nghiệm khi viết cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954".

Ông Ivan Cadeau - tác giả Cuốn sách chia sẻ cảm xúc. Ảnh: Nguồn Cục VTLTNN

Ông Ivan Cadeau - tác giả Cuốn sách chia sẻ cảm xúc. Ảnh: Nguồn Cục VTLTNN

Tôi bắt đầu quan tâm, nghiên cứu về chiến tranh Đông Dương từ hơn 7 năm nay và đã thực hiện một luận án Tiến sĩ về đề tài này. Trước đây, tôi đã viết nhiều sách về chiến tranh Đông Dương nhưng chưa viết cuốn nào về Điện Biên Phủ. Tôi biết rằng, 2 tuần sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc đã có sách viết về vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều cuốn sách viết về Điện Biên Phủ dưới dạng văn học hoặc theo lời kể của phóng viên chiến trường. Tôi viết cuốn sách này dựa trên những tài liệu được quốc gia lưu trữ để người đọc có thông tin mới mà vẫn khách quan”, Ivan Cadeau - tác giả cuốn “Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954” chia sẻ.

L.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa