Giới trẻ Sài Gòn háo hức lĩnh hội tình yêu sử Việt từ Nhà nghiên cứu 100 tuổi

Thứ ba, 22/09/2020 11:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Đất nước Việt là một dân tộc tuy nhỏ, ít người, đất hẹp nhưng ý chí quật cường có thể xem là số một” - Đó là lý do Nhà nghiên cứu 100 tuổi Nguyễn Đình Tư dành cả đời cho đam mê sử Việt.

Ngày 20/9/2020, tại Đường sách TP.HCM, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư đã có buổi chia sẻ bí quyết tự học cùng sách, tình yêu sử Việt cùng các độc giả trẻ tuổi ngày nay thông qua bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân.

Ngấp nghé tuổi 100 nhưng nhờ thói quen đọc sách, sưu tầm soạn thảo tư liệu, thể dục đều đặn, sinh hoạt hợp lý nên Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn giữ được tinh thần minh mẫn và trí nhớ tốt.

Ngấp nghé tuổi 100 nhưng nhờ thói quen đọc sách, sưu tầm soạn thảo tư liệu, thể dục đều đặn, sinh hoạt hợp lý nên Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn giữ được tinh thần minh mẫn và trí nhớ tốt.

Ngấp nghé ở tuổi 100, có thể nói Loạn 12 sứ quân là bộ tiểu thuyết lịch sử duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, sau một đời đam mê sử Việt bởi một lý do: “Đất nước Việt là một dân tộc tuy nhỏ, ít người, đất hẹp nhưng ý chí quật cường có thể xem là số một”.

Trước đó, ông viết về thể loại địa chí. Dự định đang ấp ủ đành phải gác lại vì thời cuộc. Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông chưa thực hiện được ý định đó, vì còn bận viết bộ sách địa phương chí dưới nhan đề Giang sơn Việt Nam đã xuất bản được 3 tập: Non nước Phú Yên, Non nước Khánh Hòa, Non nước Ninh Thuận. Công việc biên khảo ấy đang tiến hành dở dang thì thời cuộc thay đổi, ông không còn đủ điều kiện tiếp tục được nữa.

Khoảng giữa năm 1978, do điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp, ông ra ngoài sửa xe đạp mưu sinh ở tuổi 60, với nghề “mới” này, ông tranh thủ những lúc không có khách đến sửa xe, đem cái dự định trước kia ra thực hiện. Ông lại lặn ngụp trong những tài liệu chính sử và lần theo dấu khuyết sử trong những sách sử ông từng đọc còn ghi chép rất đơn sơ, khiếm khuyết, ít tài liệu. Giữa lúc thời buổi khó khăn mưu sinh, không còn thời gian đi trung tâm lưu trữ hay thư viện nữa. Trong khi hầu hết sách cũ tư liệu cũng đã bán đi lấy tiền mua gạo sống qua ngày.

Ngày cuối tuần may mắn của giới trẻ Sài Gòn được lĩnh hội tình yêu sử Việt từ Nhà nghiên cứu 100 tuổi

Ngày cuối tuần may mắn của giới trẻ Sài Gòn được lĩnh hội tình yêu sử Việt từ Nhà nghiên cứu 100 tuổi

Chỉ có cách ngồi nhớ và hệ thống lại những tư liệu trong suốt bao nhiêu năm thu thập trong trí nhớ, những quyển sách đã đọc như: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tân biên, những bài báo, sách vở… và ghi chép lại được. Tôi bèn moi lại trong trí nhớ những gì đọc được, đã xem được, đã nghe được để dùng làm sườn mà dựng nên bộ truyện này. Điểm khó khăn khi tái hiện lại chính là lối dùng ngôn ngữ đúng ngữ cảnh thời xưa nhưng vẫn phải dễ hiểu và thuyết phục người đọc thời nay. Bởi sách lịch sử thường khô khan nên các bạn thanh niên ít ham đọc. Tôi nghĩ có thể viết sách thêm phần chi tiết nhiều hơn, thêm phần văn nghệ hóa để sách thu hút bạn đọc tiếp cận với sách sử hơn” - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nhớ lại.

Vậy là tác phẩm Loạn 12 sứ quân được viết trên hộc đồ nghề sửa xe đạp của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vào thời điểm đó. Nhà nghiên cứu nói thêm: “Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn lịch sử xảy ra cách nay trên một nghìn năm, lại vào thời gian khuyết sử, cho nên khi viết, tôi đã phải cố gắng hết sức để lựa chọn những từ, những chữ thật mộc mạc cho hợp với ngôn ngữ đương thời”. Ngoài tính chất lịch sử thì những yếu tố văn hóa, hội hè, phong tục của các địa phương nơi 12 sứ quân cát cứ cũng được ông lồng ghép vào tác phẩm sinh động và hấp dẫn hơn.

Loạn 12 sứ quân là bộ tiểu thuyết dã sử dựa trên một số sự kiện lịch sử đầu thế kỷ X, khi Ngô Quyền xưng vương, lập nền tự chủ đầu tiên cho nước nhà. Loạn 12 sứ quân bắt đầu xảy ra khi Ngô Quyền băng hà (năm 944), Dương Tam Kha cướp ngôi vua của cháu gọi bằng cậu ruột là Ngô Xương Ngập, triều đình nổi loạn, các thế lực khắp nơi nổi dậy cát cứ. Trong triều xảy ra nhiều biến loạn, xung đột, tranh chấp làm cho chính quyền Trung ương suy yếu.

Độc giả Ngô Kim Hải (Sinh viên Ngữ Văn - Trường Đại học Sài Gòn) đặt câu hỏi giao lưu với Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư

Độc giả Ngô Kim Hải (Sinh viên Ngữ Văn - Trường Đại học Sài Gòn) đặt câu hỏi giao lưu với Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư

Sau Ngô Xương Văn con thứ Ngô Quyền lật đổ Dương Tam Kha, đón anh ruột về cùng trị quốc, anh mất, ông ở ngôi đến năm 965 thì mất, triều đình đại loạn, nhà Ngô suy yếu, con là Xương Xí tự thấy không thể đứng đầu một nước, nên lui về Bình Kiều tự lập làm một sứ quân. Sứ quân Trần Lãm nhận động trưởng Đinh Bộ Lĩnh làm con nuôi.

Đinh Bộ Lĩnh nối nghiệp nghĩa phụ, hợp lực cả hai nơi trở thành một sứ quân hùng mạnh nhất. Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang hùng mạnh, lần lượt đánh bại cái sứ quân khác. Khi nhà Ngô suy yếu, ông bắt đầu đánh dẹp các sứ quân còn lại thống nhất nước nhà, lập nên nhà Đinh. Loạn 12 sứ quân được dập tắt, đất nước được thống nhất. Đây là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, thắng lợi của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân.

Lãnh địa của mỗi sứ quân bằng khoảng một vài huyện ngày nay, các sứ quân xây thành đắp lũy thôn tính lẫn nhau gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình thống nhất của dân tộc, nền độc lập vừa mới giành được đứng trước nguy cơ hiểm nghèo. Do đó, yêu cầu sống còn của cả dân tộc là phải giữ vững khối đoàn kết toàn dân, đòi hỏi phải chấm dứt cuộc nổi loạn của mười hai sứ quân, khôi phục quốc gia thống nhất. Người anh hùng dân tộc giương cao ngọn cờ thống nhất quốc gia và hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng trước lịch sử là Đinh Bộ Lĩnh. Thông qua bộ tiểu thuyết, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư khắc họa rõ nét hơn về anh hùng Đinh Bộ Lĩnh - một hiền tài thông minh cương nghị có chí lớn.

Độc giả ở nhiều lứa tuổi chụp hình lưu niệm cùng Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tại đường sách TP.HCM.

Độc giả ở nhiều lứa tuổi chụp hình lưu niệm cùng Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tại đường sách TP.HCM.

Loạn 12 sứ quân được xuất bản lần đầu vào năm 1990 do NXB Đồng Nai thực hiện với 6 tập riêng lẻ. Sau 30 năm, tác giả Nguyễn Đình Tư bước vào tuổi 99, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM tiến hành thực hiện tái bản lại bộ sách này sau nhiều năm và tổ chức biện soạn, hiệu đính chỉnh sửa hoàn thiện lại với định dạng 6 tập gom lại trong 3 quyển gồm tập 1 và 2: Mộng bá tranh hùng - Vọng nguyệt đài; tập 3 và 4: Hoa Lư anh hùng tụ nghĩa - Khói lửa kinh kỳ; tập 5 và 6: Mưu chước thiền sư - Vạn Thắng Vương.

Tại buổi giao lưu, độc giả còn được nghe câu chuyện về cậu học trò Nguyễn Đình Tư và hành trang đi học gian nan, gập ghềnh, ngắt quãng. Càng khó khăn bao nhiêu, cậu học trò càng bền chí lấy sự học làm mục đính chính của cuộc đời, dù được đến trường hay tự học. Tình yêu sử Việt với NNC Nguyễn Đình Tư có từ lúc mới học tiểu học, là những quyển sách được đọc từ anh trai, những nhân vật lịch sử nổi trội nước Việt, tự hào về lịch sử của một dân tộc kiên cường.

Bản thân là người trải qua bao giai đoạn thăng trầm lịch sử, tình yêu với sử Việt, ham đọc sách luôn được ông nuôi dưỡng theo năm tháng, lấy đó làm sở thích và công việc sưu tầm - sáng tác đến nay.

Qua những chia sẻ của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, có thể nói độc giả trẻ tuổi TP.HCM đã may mắn có được một cơ hội hiếm hoi để tiếp thu được những bí quyết tự học cùng sách, tình yêu sử Việt. Mà còn lĩnh hội được thói quen đọc sách, sưu tầm soạn thảo tư liệu, thể dục đều đặn, sinh hoạt hằng ngày hợp lý để rèn luyện tinh thần minh mẫn và trí nhớ tốt từ nhà nghiên cứu bước vào độ tuổi 99 này.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sinh năm 1922, tại xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông từng là cộng tác viên của Báo Độc Lập, làm việc tại Ty điền địa ở Phú Yên, tham gia viết bài về Phú Yên cho các tạp chí Bách Khoa, Phổ Thông. Năm 1969 làm việc tại Nha Điền địa (Bộ Canh nông) đến ngày miền Nam được giải phóng.

Là Ủy viên thường trực Hội đồng đặt và đổi tên đường TP.HCM từ năm 1996. Tham gia biên soạn nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Sài Gòn – TP.HCM, từ điển địa danh và địa chí các tỉnh.

Thanh Hải

Tin khác

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa
Mường Phăng xưa và nay

Mường Phăng xưa và nay

(NB&CL) Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.

Đời sống văn hóa