Giới truyền thông, học thuật Thái Lan kêu gọi chính phủ tôn trọng tự do báo chí

Thứ ba, 20/10/2020 10:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các tổ chức truyền thông và giới học thuật Thái Lan đã kêu gọi chính phủ không vi phạm quyền tự do báo chí, sau khi xuất hiện các báo cáo cho biết 5 trang báo trực tuyến phải đối mặt với hành động pháp lý vì vi phạm tình trạng khẩn cấp.

Bài liên quan
Những người biểu tình chống chính phủ, chủ yếu là sinh viên, đổ đầy các con đường Ngam Wong Wan và Phahon Yothin tại ngã tư Kasetsart ở thủ đô, một trong nhiều địa điểm ở đất nước nơi họ tụ tập hôm thứ Hai. Ảnh: Varuth Hirunyatheb/Bangkokpost

Những người biểu tình chống chính phủ, chủ yếu là sinh viên, đổ đầy các con đường Ngam Wong Wan và Phahon Yothin tại ngã tư Kasetsart ở thủ đô, một trong nhiều địa điểm ở đất nước nơi họ tụ tập hôm thứ Hai. Ảnh: Varuth Hirunyatheb/Bangkokpost

Chính phủ cũng được cho là đang có kế hoạch chặn ứng dụng nhắn tin Telegram khi những người biểu tình chống chính phủ chuyển sang sử dụng ứng dụng này, sau khi cảnh sát yêu cầu đóng tài khoản Facebook của họ.

Một số tổ chức truyền thông địa phương đã lên tiếng sau vụ rò rỉ lệnh do Trung tâm Giải quyết Tình huống Khẩn cấp (CRES) của chính phủ ban hành hôm thứ Hai.

Nhóm các tổ chức này bao gồm Hội đồng Báo chí Quốc gia Thái Lan, Hội đồng Phát thanh Tin tức Thái Lan, Hiệp hội Nhà báo Thái Lan, Hiệp hội Nhà báo Phát thanh Truyền hình Thái Lan, Hiệp hội Nhà cung cấp Tin tức Trực tuyến và Liên minh Nhà báo Quốc gia Thái Lan.

Trong tuyên bố chung của mình, các tổ chức truyền thông địa phương cho biết họ phản đối bất kỳ hình thức đàn áp tự do truyền thông nào của bất kỳ bên nào và kêu gọi chính phủ không lạm dụng luật bằng cách 'bịt mồm' truyền thông.

Họ cảnh báo rằng việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người dân có thể khiến nhiều người tham gia biểu tình hơn và khiến tình hình chính trị trở nên nhạy cảm và dễ dẫn tới bạo lực.

Họ lên án bất kỳ việc sử dụng các phương tiện truyền thông để bóp méo sự thật hoặc kích động bạo lực và kêu gọi các đồng nghiệp của họ đảm bảo rằng việc đưa tin của họ về tình hình chính trị là toàn diện và không thiên vị.

Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Thái Lan (FCCT) cũng đứng về phía đối lập, nói rằng họ "lo ngại sâu sắc" trước mối đe dọa kiểm duyệt.

Mối quan tâm của họ đã được các giảng viên tại khoa báo chí và truyền thông đại chúng của Đại học Thammasat nhắc lại. Họ đã đưa ra một tuyên bố phản đối động thái của chính phủ, nhấn mạnh rằng quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản và chính phủ nên để giới truyền thông thực hiện công việc của mình một cách độc lập.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế số và xã hội Buddhipongse Punnakanta cho biết, không có phương tiện truyền thông nào trong số năm phương tiện truyền thông được nêu tên bị cấm hoặc ngừng phát sóng theo lệnh.

Ông cũng giải thích rằng, việc phát trực tiếp các cuộc biểu tình chống chính phủ không bị cấm, nhưng cần tránh phát sóng các bài phát biểu gây tranh cãi và các nhận xét phỉ báng.

Khi được hỏi liệu họ có phải đối mặt với việc đóng cửa như một hình phạt hay không, ông cho biết bất kỳ hành động trừng phạt nào sẽ được thực hiện cẩn thận từng bước.

Putchapong Nodthaisong, Phó thư ký thường trực Bộ này cho biết Bộ đã theo dõi và kiểm tra các bài đăng trên mạng xã hội từ ngày 13 đến ngày 18 tháng 10 và cho rằng hơn 324.000 tin/bài vi phạm luật tội phạm máy tính và tình trạng khẩn cấp.

Cảnh sát trưởng quốc gia Pol Gen Suwat Jangyodsuk cho biết lệnh kiểm tra các phương tiện truyền thông là nhằm vào các nội dung nào được cho là kích động gây rối trật tự công cộng. Ông cũng nhấn mạnh rằng cho đến nay chưa có cơ sở truyền thông nào bị đóng cửa hoặc ngừng phát sóng.

Năm hãng truyền thông bị nhắm mục tiêu vào hôm thứ Hai đã đưa ra các tuyên bố khẳng định báo cáo của họ đã tôn trọng đạo đức truyền thông.

Vân Trần

Tin khác

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo