“Giữ lửa” tập 3 của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh: Giao hòa lửa báo với hơi văn

Thứ hai, 28/10/2019 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Giữ lửa" tập 3 là cuốn sách thể hiện rõ nét “lửa nghề” và “tay nghề” của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh. Đọc cuốn sách, người đọc không khó để nhận ra thông điệp “truyền lửa” của tác giả.

Đó là cầu nối giữa ý Đảng - lòng Dân, làm thổi bùng lên ngọn lửa khát vọng về ý chí, về tình yêu và quyết tâm làm giàu, làm đẹp thêm cho đất nước, bảo vệ vững vàng thành quả cách mạng mà lớp lớp cha anh đã hy sinh xương máu.

Dày gần 500 trang, “Giữ lửa tập 3” được chia làm 2 phần (trong đó, Phần I có 57 bài viết (báo chí, ghi chép, tuỳ bút, phê bình…) của chính tác giả; Phần 2 là những bài phê bình chọn lọc của nhiều tác giả viết về hai tập thơ: Thơ và dấu ấn cuộc đời (2018) và Xanh mãi (2019) và Phần mục lục in một số bản nhạc được phổ từ thơ của nhà báo- nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh.

6-5_Opt

Cuốn sách cho thấy rõ sự hệ thống có tính định hướng quan trọng của tác giả về những vấn đề nóng hổi của đất nước. Các bài báo đều mang tính đối thoại đậm nét, không chỉ khắc hoạ chân dung tiêu biểu qua một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cố GS Nguyễn Đức Bình… mà còn khắc họa những chân dung giản dị, đời thường và sự lan toả những khát vọng nhân văn thông qua các tuỳ bút, ghi chép, phê bình văn chương ngồn ngộn hiện thực đời sống hôm nay ở nhiều vùng, miền trên đất nước ta…

Đọc “Giữ lửa” ta nhận thấy rõ ngọn lửa đam mê cháy trong từng câu chữ. Những bài báo truyền thông điệp về những hình ảnh đẹp, những chân dung đẹp, bồi đắp niềm tin, ý chí, nghị lực vào hành trình lao động qua đó động lực cách mạng được bồi đắp, đồng thuận xã hội được tăng cường, tình thương yêu con người được kết nối. Những vỏ ngôn ngữ như được nén chặt lại, nhiều bài viết chỉ dài không quá 600- 700 từ nhưng lại có những điểm nhấn đắt giá, khơi gợi cảm nhận của độc giả, nói được nhiều nhất, sống động nhất, trung thực nhất về một sự kiện, hiện tượng, một vùng đất, một con người. Đó chính là cái tài của một nhà báo giỏi.

Theo tâm niệm của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, “Giữ lửa” để “truyền lửa”. Có thể hiểu Đảng ta là người “đốt lửa”, mà những người làm báo, hiểu rộng ra là tất cả những cán bộ, đảng viên chúng ta là những người “giữ lửa” và “truyền lửa”. Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh khẳng định: “Tập này tôi vẫn chọn tên “Giữ lửa” vì muốn gửi tới độc giả thông điệp rằng đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, một trong những động lực để chúng ta đưa đất nước phát triển, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới chính là chúng ta duy trì và truyền ngọn lửa yêu nước của cha anh cho các thế hệ hôm nay và mai sau”.

Tác giả Nguyễn Hồng Vinh

Tác giả Nguyễn Hồng Vinh

Tác giả Nguyễn Hồng Vinh là nhà báo chuyên nghiệp, là người có học vị tiến sĩ báo chí đầu tiên ở Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân; nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương... Những trọng trách này ông đều hoàn thành xuất sắc; thực thi nhiệm vụ hết mình; vừa giữ vững kỷ cương nguyên tắc, vừa năng động, sáng tạo, được Đảng, Nhà nước, Nhân dân, đồng nghiệp ghi nhận, đánh giá cao.

Nguyễn Văn

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa