Gỡ nút thắt “lượng nhiều, chất ít” của doanh nghiệp Việt Nam

Thứ ba, 22/05/2018 07:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả lại khá khiêm tốn. Giới chuyên gia cho rằng những vấn đề “cố hữu” của doanh nghiệp nội vẫn chưa được giải quyết, thậm chí còn diễn biến theo chiều hướng kém đi ở một số tiêu chí.

Đâu là nút thắt cần tháo gỡ để doanh nghiệp bứt phá và hoạt động có hiệu quả? Tại lễ công bố báo cáo thường niên doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2017-2018, với chủ đề DN trong nền kinh tế số vừa qua, người ta thấy rằng điều kiện để DN bứt phá vẫn hạn chế. Khu vực DN tư nhân tuy đã có một số cải thiện trong năm 2017 nhưng xu hướng DN nhỏ lại vẫn gia tăng, DN quy mô trung bình và lớn ít. 

Mục tiêu 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 được coi là hết sức khó khăn (theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP). Năm 2017, có thể coi là năm bứt phá về số lượng DN mới thành lập. Con số cụ thể là 126.859 DN, cao nhất so với tất cả cac năm trước đó. Như vậy, số lượng DN đăng ký thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 đến nay đã vượt con số 1 triệu. Tuy nhiên, số DN thực sự hoạt động thấp hơn nhiều. Theo Tổng cục Thống kê, số DN hoạt động tính đến hết năm 2017 chỉ vào khoảng 561.064 nghìn, bằng một nửa số với số lượng DN đã đăng ký thành lập. 

Cũng theo cơ quan chức năng, số lượng DN giải thể năm 2017 giảm 2,93% song vẫn nhiều hơn so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Đặc biệt, năm 2017 DN quay trở lại hoạt động giảm 0,9% so với năm 2016 sau 4 năm liên tục tăng. “Điều này phản ánh cơ hội kinh doanh và niềm tin vào thị trường của DN chưa cao, trong khi còn nhiều nút thắt phát triển”- theo đại diện Viện Phát triển DN (VCCI). Ở một khía cạnh khác, cũng rất đáng quan tâm khi tỷ lệ lỗ cao ở khu vực DN nhỏ và cực nhỏ, cũng như số lượng DN ngừng hoạt động và giải thể ở khu vực này đạt gần như cao nhất từ trước tới. 

Báo Công luận
 Theo Tổng cục Thống kê, số DN hoạt động tính đến hết năm 2017 chỉ vào khoảng 561.064 nghìn, bằng một nửa số với số lượng DN đã đăng ký thành lập. Nguồn ảnh minh hoạ internet

Điều đó cho thấy khu vực này rất dễ tổn thương. Đi cùng đó, giới chuyên gia cũng nhận thấy, sức cạnh tranh của khối DN nhỏ không cao, bằng chứng thông qua các con số nghiên cứu cho thấy năng lực của DN nhỏ vẫn chưa được cải thiện so với các năm trước. Cùng đó, ý kiến từ cộng đồng DN cho rằng, chính sách thuế hiện vẫn chưa thỏa đáng, DN phải nộp nhiều loại thuế, thuế cao, dẫn đến việc khó tích lũy để có vốn đầu tư mở rộng sản xuất. “Kể cả duy trì được sản xuất với DN nhỏ cũng đã là rất khó khăn Còn rất nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo của Chính phủ, của cộng đồng DN, kể cả người dân để biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển. Để gỡ nút thắt cho DN phát triển, đặc biệt là với khối DN tư nhân, nhiều chuyên gia cho rằng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. 

Đặc biệt, cần tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, loại bỏ rào cản bất hợp lý. Một khó khăn khác thuộc nội tại cộng đồng DN chính là việc đã quá quen dựa vào lao động giá rẻ, trình độ công nghệ thấp. Trong khi đất đai, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Nhiều năm cố gắng, nhưng DN nội vẫn hạn chế cả về quy mô lẫn năng lực điều hành, dẫn tới hạn chế về khả năng cạnh tranh. Về điều này, theo giới chuyên gia, tuy nền kinh tế đạt thặng dư thương mại nhưng xuất khẩu phần lớn là do các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tạo nên. Trong khi đó, khối DN nội lại thiếu tính kết nối với các DN FDI. Bản thân các DN nội lại có sự cạnh tranh ngầm một cách không minh bạch với nhau nên đã yếu lại yếu hơn. Vai trò của khối DN nội tham gia chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu của các DN FDI còn rất hạn chế. 

Để giúp DN chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin, các chuyên gia khuyến cáo, nhà quản lý cần sớm xây dựng hệ thống thông tin thị trường, sản phẩm, đối tác trợ giúp DN; hệ thống thông tin DN. Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và các cơ quan nhà nước, làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Cần tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, loại bỏ rào cản bất hợp lý. Chính phủ cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp, chính sách hướng tới việc tạo mọi điều kiện để khu vực doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, tập trung vào các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển mở rộng thị trường thông qua tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và mở rộng quy mô, giảm tỷ lệ doanh nghiệp cực nhỏ bị thua lỗ. 

Đây cũng là yêu cầu quan trọng khi thực thi chính sách chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Song song với đó đôn đốc quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư, nhất là thủ tục thuế, hải quan… Bởi theo chia sẻ của các DN hiện nay, rào cản lớn nhất đối với họ chính là thủ tục thuế, hải quan, từ đây gây phát sinh nhiều chi phí, làm giảm sức cạnh tranh. Theo lãnh đạo VCCI, việc giảm chi phí là yêu cầu cấp thiết. Chính phủ kiến tạo nói đến hỗ trợ, nhưng cái doanh nghiệp cần nhiều hơn là quản trị, pháp luật kinh doanh minh bạch, không bị can thiệp hành chính. Thời gian qua, nhiều bộ/ngành đã mạnh dạn cắt bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh vốn tồn tại bấy lâu được hiểu như bảo vệ lợi ích cục bộ. Với tinh thần trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, Chính phủ sẽ tiếp tục tái phân bổ, tối ưu hóa các nguồn lực phát triển; quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp “năm nay là năm giảm phí cho doanh nghiệp”. 

Tuy nhiên, thời gian chưa đủ để “ngấm chính sách”; thêm nữa cho dù điều kiện “làm khó” đã ít đi nhưng với những cán bộ trực tiếp làm việc với DN vẫn chưa thay đổi tư duy “ban phát”, vẫn không chấp nhận mình là người phục vụ. Thủ tướng đã chỉ đạo trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp; thực thi công vụ nghiêm túc, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp,.. và nhấn mạnh trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương, Bộ trưởng trưởng ngành phải thực hiện những nhiệm vụ này./.

Cẩm Tú

Tin khác

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

(CLO) Nhằm hưởng ứng lễ chào mừng 65 năm ngày thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ngày 24 - 26/4/2024, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

(CLO) Các nhà quản lý danh mục đầu tư đã đặt cược rằng giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu sẽ tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi khối hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp