Gỡ rào, thêm lực đẩy cho mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020

Thứ năm, 07/06/2018 09:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, mỗi năm, số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới rất cao, nhưng số lượng giải thể, phá sản cũng nhiều, dẫn đến mục tiêu có 1 triệu DN hoạt động vào năm 2020 là rất khó khăn.

Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ về số lượng DN hay gia tăng quy mô vốn nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của các DN chưa được cải thiện. 

Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, song tình hình thành lập và hoạt động của DN vẫn không khả quan. Năm 2016, số DN thành lập mới đã vượt mốc 110.000 DN và đến năm 2017, kỷ lục này tiếp tục được phá vỡ với con số đạt gần 128.000 DN. 

Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù số DN thành lập mới tăng cao, song trong năm 2017 vừa qua, số DN thực sự trụ lại trong nền kinh tế chỉ tăng 56.000 DN so với cùng kỳ năm 2016. 

Tính đến hết năm này, tổng số DN hoạt động chỉ đạt 561.000 DN, mới bằng khoảng 53% so với mục tiêu hướng tới vào năm 2020. 

Trong cả 5 tháng đầu năm nay, số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng tới 24%; số DN hoàn tất thủ tục giải thể tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Các rào cản đối với sự phát triển của DN, trong đó tập trung vào các yếu tố sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế, phí hải quan với nhà nước. 

Cụ thể, đối với rào cản từ các yếu tố sản xuất, chi phí sử dụng lao động trong các DN Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian qua. Tỷ trọng của chi phí cho bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp và kinh phí công đoàn có xu hướng tăng đáng kể. 

Cùng với đó là rào cản gia tăng chi phí cơ sở hạ tầng logistics. Khảo sát cho thấy, tỷ lệ các DN đánh giá chi phí cơ sở hạ tầng logistics cao và rất cao khá lớn (trung bình gần 40% đối với tất cả các loại phí). 

Báo Công luận
Cùng với đó, tốc độ thành lập DN mới trong các tháng đầu năm đang chậm lại. Nguồn ảnh minh hoạ - internet 

Cùng với các yếu tố đầu vào sản xuất, chi phí thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của DN cũng đang trở thành một rào cản cho sự phát triển. Khảo sát thực tế đối với DN cho thấy, chỉ có 38,5% DN báo cáo phải bỏ ra dưới 10% thời gian trong 1 tháng để xử lý các vấn đề liên quan đến thuế và hải quan; trong khi vẫn còn đến 19% DN phản ánh phải bỏ ra trên 30% thời gian cho vấn đề này. 

Đó là chưa kể thủ tục hành chính phức tạp khiến DN phải lót tay cho cán bộ thuế và hải quan. Để đạt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu DN hoạt động hiệu quả như Nghị quyết 35 của Chính phủ đề ra, trung bình mỗi năm cần khoảng gần 150.000 DN mới và phải là DN sống được, thể hiện ở việc phải phát sinh thuế thu nhập DN. Song thực tế lại cho thấy có đến gần 60% DN không phát sinh thuế thu nhập DN. 

Cùng với đó, tốc độ thành lập DN mới trong các tháng đầu năm đang chậm lại, trong khi số DN phá sản, ngừng hoạt động vẫn nhiều lên và số phá sản gần bằng số DN mới ra đời. Điều đó cho thấy rằng, các DN Việt Nam vẫn chưa thực sự cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình. 

Doanh nghiệp, đặc biệt là DN tư nhân đã được xác định là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế và "được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018. Nhưng các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức như trình độ công nghệ thấp, trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng chưa có đột phá và chỉ khi có đột phá mới tạo được một điều kiện tốt cho DN phát triển. 

Trong khi đó, 2018 sẽ là năm mức độ cạnh tranh giữa DN nội địa và DN nước ngoài sẽ gia tăng và một số chính sách mới sắp thực thi sẽ làm gia tăng chi phí cho DN. Đây là trăn trở của chúng ta, cần có chín sách hỗ trợ DN, nâng cao sức cạnh tranh của DN. Việc cải cách hiện nay quá chậm. Với tốc độ như vậy, quy mô và phạm vi cải cách còn cách xa so với kỳ vọng, mới đang ở giai đoạn xoá bỏ các rào cản mà chưa tính tới yếu tố thúc đẩy phát triển. 

Tính thích nghi của chính sách còn rất chậm, thể hiện ở vụ việc điển hình là từ khi Uber đến và đi, chúng ta vẫn loay hoay với việc hoạch định chính sách để quản lý loại hình kinh doanh này. Rõ ràng, trong khi chưa tháo gỡ được rào cản phát triển, chúng ta lại đồng thời thiếu đi các lực đẩy trên môi trường đầu tư để tạo cơ sở cho khối DN tư nhân thực sự lớn mạnh. 

Do đó, cần xây dựng chính sách cạnh tranh quốc gia trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nước, nhất là khi ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh phi truyền thống xuất hiện. 

Dự kiến Nghị quyết yêu cầu cắt bỏ và đơn giản hóa hơn 1.968 điều kiện kinh doanh; các bộ sẽ phải cắt giảm 500 trong các thông tư và dự thảo nghị định. Như vậy, đây sẽ là áp lực rất lớn và cần quyết tâm lớn hơn năm 2017. 

Mục tiêu của năm 2018, Chính phủ quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu xếp hạng ở vị trí thứ 50 - 60, tức là tăng khoảng 8 - 10 bậc so với hiện nay (68/190 nền kinh tế được đánh giá). 

Để làm được điều này, nhiều chỉ số cần phải cải thiện với điểm rất cao, đặc biệt là phải rất nỗ lực. Về khởi sự kinh doanh, phải cải thiện ít nhất 40 bậc từ vị trí 123 hiện nay, lên vị trí 83/190 nền kinh tế. 

Giấy phép xây dựng cũng phải giảm thêm 47 ngày xuống còn 119 ngày; thời gian nộp bảo hiểm xã hội cũng phải rút ngắn xuống còn 168 giờ thay vì mất 498 giờ/năm như hiện nay. 

Đặc biệt, buộc phải cắt giảm 50% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Bức tranh DN không mấy tươi sáng đang tiếp tục làm dấy lên lo ngại rằng mục tiêu 1 triệu DN sẽ khó thành hiện thực. 

Nhìn lại 5 tháng đầu năm, tình hình phát triển DN càng khiến nhận định này trở nên rõ hơn. Từ nay đến năm 2020 nếu không thúc đẩy mạnh mẽ cải cách môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa để DN đầu tư kinh doanh hiệu quả, thì mục tiêu cả nước có 1 triệu DN sẽ ngày càng khó khăn hơn./.

Bảo Anh

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp