Góc khuất sau ánh hào quang của môn thể thao Vua (kỳ 3)

Thứ tư, 08/07/2015 15:13 PM - 0 Trả lời

Sự thiếu nhất quán trong phát ngôn của cả người tố cáo lẫn người bị tố cáo về vấn đề tiêu cực vừa xảy ra trong nội bộ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) là bằng chứng xác thực nhất cho thấy sự thiếu minh bạch của các cán bộ cao cấp cơ quan này. Kết luận cuối cùng vẫn còn phải chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền xác minh, tuy nhiên, chính những phát ngôn và hành động của 2 quan chức cao cấp VFF là chủ tịch Lê Hùng Dũng và phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn đã khiến dư luận khó có thể tin rằng 2 ông vô tội. Mặt khác, người tố cáo chính cấp trên trực tiếp của mình, ông Nguyễn Văn Chương, liệu có phải chỉ có mục đích làm trong sạch đội ngũ quản lý nền bóng đá nước nhà, hay chỉ đơn thuần là để giải quyết mâu thuẫn cá nhân sau khi không đạt được mục đích?

Tại anh tại ả, tại cả đôi bên

Sự thiếu nhất quán trong phát ngôn của cả người tố cáo lẫn người bị tố cáo về vấn đề tiêu cực vừa xảy ra trong nội bộ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) là bằng chứng xác thực nhất cho thấy sự thiếu minh bạch của các cán bộ cao cấp cơ quan này. Kết luận cuối cùng vẫn còn phải chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền xác minh, tuy nhiên, chính những phát ngôn và hành động của 2 quan chức cao cấp VFF là chủ tịch Lê Hùng Dũng và phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn đã khiến dư luận khó có thể tin rằng 2 ông vô tội. Mặt khác, người tố cáo chính cấp trên trực tiếp của mình, ông Nguyễn Văn Chương, liệu có phải chỉ có mục đích làm trong sạch đội ngũ quản lý nền bóng đá nước nhà, hay chỉ đơn thuần là để giải quyết mâu thuẫn cá nhân sau khi không đạt được mục đích?

Kỳ I: Nhìn chuyện xứ người, ngẫm chuyện xứ mình!

Kỳ II: Hối lộ hàng trăm triệu cũng chỉ là chuyện “vớ vẩn”?

Không có lửa … 

Quay trở lại với việc chủ tịch VFF bị tố cáo nhận hối lộ 100 triệu, tuy vẫn chưa đi đến hồi kết, nhưng chính những phát ngôn của ông lại khiến dư luận dấy lên nghi ngờ rằng, số tiền kia chỉ là khoản tiền rất nhỏ trong “công cuộc” tham nhũng khi còn tại vị mà thôi. Có lẽ áp lực từ báo chí và dư luận trong thời gian vừa qua tới ông Dũng là quá lớn khiến ông không thể đưa ra những quyết định khôn ngoan. Ngay khi tờ đơn tố cáo được chuyển đến tay lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở TDTT cũng như các cơ quan báo chí, ông Dũng từng khẳng định rằng chưa bao giờ nhận bất cứ khoản tiền nào của ông Chương, nhưng chỉ ít ngày sau đó, ông lại thừa nhận mình từng cầm 50 triệu đồng từ cựu quyền giám đốc Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF nhưng với mục đích chuyển hộ cho người khác (?!). Dù có “chuyển hộ” số tiền trên tới tay ông Nguyễn Trọng Hỷ, nguyên chủ tịch VFF hay không, thì sự thiếu nhất quán trong các phát ngôn của ông Lê Hùng Dũng cũng khiến dư luận và truyền thông không khỏi nghi ngờ về độ tin cậy trong cách làm việc với truyền thông của vị chủ tịch VFF.

Như một cách để thuyết phục dư luận rằng mình vô tội, trong các phản hồi tới giới truyền thông, ông Dũng trình bày một cách vô cùng cặn kẽ các tình tiết mà ông cho rằng sẽ là bằng chứng có lợi đối với mình. Ông Dũng nhớ như in tất cả những món quà mà ông Chương đã biếu, bao gồm 1 giỏ hoa quả, 1 chiếc đồng hồ mà theo ông là “đồng hồ gỗ chạy pin rẻ tiền, hay bán ở các phố du lịch”, ngoài ra, hoàn toàn không có bất cứ khoản tiền nào như nội dung đơn tố cáo. Thật khó để tin rằng, với trí nhớ tốt như vậy, vị chủ tịch VFF lại có thể “quên” mất 50 triệu đồng từng nhận của ông Chương mà ông thú nhận với báo giới vài ngày sau đó. Cũng rất có thể, 50 triệu, hay 100 triệu là “quá bé” đối với ông Lê Hùng Dũng, như lời HLV Lê Thụy Hải từng nhận xét, nên ông mới chẳng để tâm?

[caption id="attachment_24185" align="alignnone" width="300"]1
HLV Lê Thụy Hải, người cho rằng 100 triệu đối với ông Lê Hùng Dũng là “quá bé”[/caption]

Bổ sung cho quan điểm của mình về quyết định đình chỉ công tác của ông Nguyễn Văn Chương tại VFF, ông Dũng cho biết thêm, là vì ông và ban lãnh đạo Liên đoàn “lờ mờ biết ông Chương có những khoản thu chi thiếu minh bạch”. Câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm và trình độ quản lý của các vị lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam tới đâu, mà những sai phạm nghiêm trọng đến mức phải đình chỉ công tác chỉ được gói gọn trong 2 chữ “lờ mờ”?

Còn về phía ông Trần Quốc Tuấn, phó chủ tịch VFF, thay vì thực hiện lời hứa sẽ giải trình trước Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông lại liên tục “được” điều động đi công tác nước ngoài. Ngay sau khi hoàn thành chuyến đi Singapore, ông Tuấn lại tất bật đi Nhật với lịch làm việc dày đặc và không thể sắp xếp gặp gỡ các phóng viên. Điều này thật khác với thường lệ, vì trước mỗi chuyến công du của lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam, thông tin và lịch trình đều được đăng tải rộng rãi trên báo chí và các phương tiện truyền thông, nhưng thời gian này, VFF gần như im hơi lặng tiếng. Phải chăng các quan chức bóng đá nước ta đã học được phong cách “nói ít, làm nhiều” từ ông HLV người Nhật Toshiya Miura, hay chỉ để tránh tiếp xúc với giới truyền thông?

… làm sao có khói?

 Là người tố giác những tiêu cực của ban lãnh đạo VFF, nhưng chính ông Nguyễn Văn Chương cũng không thể hiện được thái độ kiên định trong các phát ngôn của mình. Được hỏi về bằng chứng liên quan tới việc hối lộ 2 lãnh đạo trực tiếp, ông Chương từng thẳng thắn chia sẻ: “Bằng chứng thì không có bởi nếu có bằng chứng, công an đã bắt cả người hối lộ và nhận hối lộ rồi. Tuy nhiên việc phải tặng quà, đưa tiền cho quan chức VFF là chuyện ai cũng biết”. Vài ngày sau đó, khi chủ tịch và phó chủ tịch thường trực VFF phủ nhận những gì bị tố cáo, thì ông Chương lại khẳng định mình nắm trong tay đầy đủ bằng chứng và băng ghi âm để chứng minh điều ngược lại. Vậy có hay không những chứng cớ đủ để buộc tội 2 vị lãnh đạo cao cấp nhất VFF? Và nếu có, thì liệu ông Chương có dám công khai để phải đối mặt với pháp luật?

Cũng trong 1 lần trả lời báo giới, nguyên quyền giám đốc Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF từng khẳng định ông chấp nhận mất việc nhưng không thể để bộ máy VFF có những người đầu ngành tệ hại như ông Lê Hùng Dũng và ông Trần Quốc Tuấn. Cũng cần xem xét lại phát ngôn mang tính tích cực này, khi một quan chức sẵn sàng đối mặt với dư luận và pháp luật chỉ để vạch trần những sự thật không mấy tốt đẹp ra ánh sáng. Nhưng liệu có phải đó là mục đích duy nhất của ông Chương, vì chính ông cũng là diễn viên chính trong vở kịch hối lộ vốn đã được ông công khai kịch bản với công chúng sau khi thất bại. Chắc hẳn không ít người sẽ tự hỏi, nếu không bị cho thôi việc, liệu ông Chương có tố cáo chính mình và 2 vị lãnh đạo trực tiếp hay không? Và nếu như vụ việc diễn ra theo kịch bản vừa rồi, thì nền bóng đá nước nhà còn tiếp tục bị những thế lực ngầm chi phối đến bao giờ?

Những thông tin chính xác và khách quan nhất sẽ được phóng viên Báo điện tử congluan.vn truyền tải tới độc giả trong kỳ cuối của loạt bài về vụ bê bối mới nhất của VFF.

Anh Tú

Tin khác

Gia Lai: Điều tra vụ cán bộ CSGT lái xe ô tô gây tai nạn chết người

Gia Lai: Điều tra vụ cán bộ CSGT lái xe ô tô gây tai nạn chết người

(CLO) Khi đang điều khiển xe ô tô trên tuyến đường Tỉnh lộ 663, anh Nguyễn Hồng Phong – cán bộ đội CSGT Công an huyện Chư Prông đã tông một người bộ tử vong.

Vụ án
Thanh Hóa: Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả các loại

Thanh Hóa: Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả các loại

(CLO) Ngày 2/5, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.

Vụ án
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị khởi tố liên quan vụ án vi phạm đấu thầu

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị khởi tố liên quan vụ án vi phạm đấu thầu

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng".

Vụ án
Triệu tập, xử lý các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật “Đà Lạt có biến lớn, bạo động…”

Triệu tập, xử lý các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật “Đà Lạt có biến lớn, bạo động…”

(CLO) Vào cuộc điều tra Công an TP Đà Lạt xác định, thông tin về Đà Lạt có biến là sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, gây hoang mang dư luận tại địa phương.

Vụ án
Truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà và 253 bị can khác

Truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà và 253 bị can khác

(CLO) Cáo trạng xác định, cựu Cục trưởng Đặng Việt Hà đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống trong suốt thời gian dài, phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền nhận hối lộ là hơn 40 tỷ đồng

Vụ án