Gọi học sinh bằng “con”: Có nên cấm?

Thứ hai, 14/02/2022 16:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia việc xưng hô giữa thầy và trò tùy thuộc và văn hóa, phong tục của địa phương không nên đưa ra các quy định cứng nhắc.

Hiện nay, đang có tranh luận quanh việc thầy cô không được gọi học sinh là “con”.

Thậm chí có ý kiến còn yêu cầu Bộ GD&ĐT thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung, trước hết là nhà trường phổ thông.

Trong đó có những điểm yêu cầu cần thay đổi như cấm giáo viên không gọi (xưng hô) học trò là "con", "các con"; phải gọi là "trò", "các trò", "các em", "các bạn”.

goi hoc sinh bang con co nen cam hinh 1

Xưng hô giữa giáo viên và học sinh tùy thuộc và văn hóa vùng miền.

Thực tế, cách xưng hô giữa thầy và trò hiện nay tùy thuộc vào từng vùng miền. Miền Nam hay gọi học sinh là "các con", miền Trung gọi học sinh là "các em"…Cách gọi này tùy vào văn hóa vùng miền, lứa tuổi.

Trước tranh luận này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, không nên quy định cứng nhắc về cách xưng hô giữa thầy và trò.

Theo vị chuyên gia này, trong giáo dục sự tôn trọng và tình yêu thương đối với học sinh quan trọng nhất. Phải lấy điều này làm chuẩn. Còn ngôn ngữ xưng hô thế nào để thân mật phụ thuộc vào địa phương, vùng miền.

“Ví dụ ở miền Nam, các thầy cô hay gọi học sinh bằng "con". Điều này không làm sao cả. Tùy nơi thầy cô xưng học sinh là trò, em… còn giáo viên lớn tuổi lại xưng học sinh là "con".

Việc ứng xử của giáo viên với học trò thế nào phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với phong tục, tập quán chung của mỗi địa phương là được” – chuyên gia này nhấn mạnh.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: “Nguyên tắc đầu tiên là sự tôn trọng, thương yêu học sinh phải đảm bảo. Chứ gọi nọ, gọi kia nhưng không tôn trọng, yêu thương học sinh thì vứt đi hết".

Cũng theo chuyên gia này, việc gọi học sinh bằng “con” hay gọi bằng “em’ phụ thuộc vào văn hóa, tập quán. 

Việc xưng hô không phải là chuẩn mực để bắt thầy trò phải thế này, thế kia. Căn bản vẫn là sự tôn trọng và yêu thương.

Trên thực tế hiện nay, việc xưng hô giữa thầy và trò tương đối phong phú. Đối với học sinh nhỏ tuổi ở bậc mầm non, tiểu học, các cô giáo thường gọi học sinh bằng “các con”.

Trong khi đó, cá biệt một số nơi học sinh gọi thầy giáo là “ông nội”, vì thầy đã quá lớn tuổi.

Trinh Phúc

Tin khác

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

(CLO) Do em K. đi muộn, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 của trường THPT Nguyễn Thị Diệu đã cho 6 học sinh dùng thước nhựa đánh vào mông em này.

Giáo dục
Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

(CLO) Ngày 16/5, theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến ngày 10/5, tổng số thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 là 25.670 thí sinh.

Giáo dục
Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Chiều ngày 16/5, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nghe Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo dự thảo Kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024.

Giáo dục
Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

(CLO) Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam tham dự Hội nghị Giáo dục ASEAN về Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng.

Giáo dục
Tái diễn 'ép' học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

Tái diễn "ép" học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

(NB&CL) Kỳ thi lớp 10 năm nay diễn ra ngày 5 - 6/6 (hệ chuyên thi thêm ngày 8/6). Hơn 53.000 học sinh đăng ký thi, tăng 7.000 so với năm ngoái và đông nhất 10 năm qua. Ngành giáo dục dự kiến khoảng 10.000 em không có chỗ vào công lập. Liên tiếp những ngày đầu tháng 5, một số trường THCS tổ chức thực hiện chưa tốt, gây dư luận về nội dung “ngăn cản” học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập, Sở GD&ĐT các địa phương yêu cầu chấn chỉnh.

Giáo dục