Chiêm ngưỡng chiếc Mitsubishi hiếm nhất nước Anh năm 1982
(CLO) Sau 20 năm bị lãng quên trong garage, chiếc Mitsubishi Colt Galant 2000 Turbo hiếm nhất nước Anh hồi sinh, vẫn đạt 204 km/h đầy ấn tượng.
Theo dõi báo trên:
Tham dự buổi tọa đàm có: Bà Phạm Thị Xuân – Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; Nhà báo Khánh Toàn – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống; Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; Bà Trần Thị Minh Hà - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; PGS. TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội; Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam; Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông; Ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường; Ông Nguyễn Xuân Kiên - Đại diện Trung tâm phát triển ứng dụng Khoa học Công nghệ; Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam,... Ngoài ra, buổi tọa đàm còn có mặt của các thành viên của Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng các PV báo đài đến dự và đưa tin.
Nhà báo Khánh Toàn – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phát biểu tại buổi Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Phạm Thị Xuân - Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được công khai lấy ý kiến trong Nhân dân gồm 16 chương, 246 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều, sửa đổi, bổ sung 184 điều, bổ sung 41 điều mới và bãi bỏ 8 điều. “Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi chính sách quy định trong rất nhiều luật khác nhau, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân. Vì vậy, việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và đưa đất đai phát triển là nội dung hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hệ thống hóa các Nghị quyết của Đảng.
Bà Phạm Thị Xuân - Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm.
Mục tiêu của việc sửa đổi này là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để phù hợp với quy định quản lý và sử dụng đất đai, góp phần thể chế hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Nghị quyết 18 của Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng, đảm bảo Luật Đất đai thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết hài hòa các vấn đề giữa các chủ thể tham gia: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, bà Xuân cho biết thêm.
Chia sẻ về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho biết: Trong Luật, vấn đề Quy hoạch có thể đánh giá là quan trọng số một, cần đảm bảo chất lượng và cả về hình thức, phải dài hạn phù hợp với địa phương và sự phát triển của đất nước; Công bố công khai quy hoạch minh bạch theo đúng luật đến với người dân; Tổ chức thực hiện quy hoạch thế nào và thực hiện giám sát quy hoạch.
PGS. TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội chia sẻ tại buổi Tọa đàm.
Ngoài ra, việc điều chỉnh quy hoạch cần thiết nhưng phải rất hãn hữu, không thể liên tục, phải có quy mô, phân cấp rõ ràng.
Khi quy hoạch không chuẩn, không khoa học, hạ tầng không phù hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, biến đổi khí hậu khu vực đó. Khi quy hoạch tốt mới tiến đến có kế hoạch tốt. Quốc hội cần quan tâm đến vấn đề quy hoạch hàng đầu, quan tâm ngay từ khi xây dựng quy hoạch, tất cả các quá trình phải công khai minh bạch.
Còn theo ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, Trong vấn đề tiết kiệm trong quy hoạch cần tiết kiệm, có hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu, ở điều 60 có 8 khoản thì đã có tới 3 khoản nhắc tới vấn đề sử đụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
Ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (ngồi giữa).
Thứ nhất, về vấn đề điều chỉnh quy hoạch xây dựng và quy hoạch phân khu cần được quy định chặt chẽ nếu không sẽ có các nhóm lợi ích trục lợi. Quy hoạch được lập ra rất chặt chẽ chặt và phải thông qua hội đồng cùng cấp rồi mới được đưa lên các cấp có thẩm quyền cao hơn để thẩm duyệt.
Tuy nhiên vấn đề điều chỉnh vẫn còn tồn tại các vấn đề phức tạp, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất vẫn sẽ bị thay đổi. Nếu không kiểm soát điều chỉnh quy hoạch ban đầu thì sẽ không đảm bảo được hài hòa lợi ích.
Nói về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho hay, trong thực tế ở địa phương có thể hiện tính hiệu quả của việc đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất.
Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam.
Hiện nay còn có một số khó khăn bất cập. Về vấn đề giao trách nhiệm của UBND các tỉnh về thực hiện qui hoạch chi tiết thì hiện nay chưa qui định. Nó cũng ảnh hưởng một phần trong quá trình thực hiện đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất bởi một lẽ qui hoạch chi tiết thì giao cho UBND huyện, Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan trong quá trình thực hiện các thủ tục dẫn đến là tính nhanh, thẩm quyền giải quyết chậm so với thực tiễn là do các đơn vị này phải có sự phối hợp và cũng phải có thời gian để nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh dẫn tới sự chồng chéo.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
Theo PSG.TS Bùi Thị An – ĐBQH khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội, chúng ta nên công bố công khai giá vào đầu năm, vấn đề giá là vấn đề vô cùng quan trọng.
Giá đất phải theo nhu cầu thị trường và tính giá phải chuẩn ta chọn phương pháp khoa học, học hỏi phương pháp của nước ngoài, áp dụng phù hợp vào nước ta, cần tính đến yếu tố môi trường tự nhiên xã hội, an ninh trật tự, hạ tầng cơ sở và phải có dự báo. Chúng ta phải thực hiện đúng với tinh thần Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị khai thác đất hiệu quả, hài hòa lợi ích của người dân.
Với quan điểm của mình, Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông chia sẻ, xác định giá đất theo Luật Đất đai có nhiều bất cập. Ví dụ dự án nhà nước thu hồi để xây dựng công trình công cộng, giá đất thấp. Nhưng giá doanh nghiệp hay dự án xã hội có thỏa thuận giá cao, tạo sự bất bình đẳng trên cùng khu vực.
Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (ngồi giữa) phát biểu tại buổi Tọa đàm.
Để hài hòa được việc này rất khó, giá cho các công trình phúc lợi công cộng của Nhà nước khó giải phóng mặt bằng, Nhà nước không có ngân sách đầu tư. Theo tôi cần cố gắng đưa giá đất chuẩn, phải đảm bảo quyền lợi giá trị tương xứng cho người bị thu hồi đất, khắc phục sự bất bình đẳng cho người bị thu hồi đất.
Sửa Luật Đất đai cần sửa luật Giá, cần có sự tham gia của chủ thể khác như người dân. Tiếp xúc cử tri cần sâu sát hơn. Gọi mời nhiều chủ thể tham gia chứ không chỉ chính quyền địa phương.
Công khai minh bạch nhiều tiêu chí thì giá đất sẽ chính sách hơn đồng thời cần đề cao vai trò của các đơn vị định giá đất.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là nội dung thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhân dân, của các doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức Nhà nước trong suốt quá trình tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo Luật đất đai 2023.
Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại buổi Tọa đàm.
Phải khẳng định rằng giá đất trong Luật Đất đai 2013 là một trong những vấn đề nổi cộm bức xúc. Cái bức xúc ở đây chính là đã tạo ra cơ chế 2 giá là giá thị trường và giá Nhà nước công bố. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều hệ luỵ, khó khăn trong quản lý nhà nước.
Theo bà Trần Thị Minh Hà - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, mỗi một người dân đều là người giám sát việc thực thi pháp luật này, quan trọng cơ quan Nhà nước thực thi có kế hoạch như thế nào để người dân hiểu Luật này.
Luật Đất đai cần đưa lên thành Bộ Luật để được cụ thể, rõ ràng hơn và mang tính dự báo.
Tổ chức truyền thông để người dân cho đến người quản lý hiểu rõ quyền lợi trong sử dụng đất để làm đúng trong thực hiện thực thi pháp luật.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Tọa đàm.
Kết thúc buổi tọa đàm, đa số ý kiến trao đổi, góp ý cũng tập trung vào các nhóm vấn đề của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này như: Công tác đấu giá quyền sử dụng đất; Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Các trường hợp thỏa thuận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...; Những giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai.
PV
(CLO) Sau 20 năm bị lãng quên trong garage, chiếc Mitsubishi Colt Galant 2000 Turbo hiếm nhất nước Anh hồi sinh, vẫn đạt 204 km/h đầy ấn tượng.
(CLO) Sinopec và Zhenhua Oil tạm dừng nhập dầu Nga tháng 3, trong khi PetroChina, CNOOC cắt giảm mua do lo ngại trừng phạt.
(CLO) Ngày 15/3, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ đề xuất UBND huyện xử lý ông N.V.K (SN 1985, trú tại thôn 3, xã Hải Yang) về hành vi khám chữa bệnh không phép.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 16/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới khu vực Bắc Bộ, trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng nóng.
(CLO) Hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (07/9/1945 - 07/9/2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), ngày 15/3, Đoàn Thanh niên Đài TNVN tổ chức Giải bóng đá VOV 2025 nhằm tạo sân chơi thể thao lành mạnh, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giao lưu giữa các đơn vị.
(CLO) Ngày 15/3, Cục Hải quan (Bộ Tài Chính) đã thông tin về vụ việc bắt giữ một hành khách có hành vi vận chuyển hàng hóa nghi là cần sa, từ Thái Lan về Việt Nam thông qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng.
(CLO) Theo cử tri tỉnh Bình Thuận, giá vắc xin sốt xuất huyết hiện 1,3 triệu/mũi, cần có chính sách trợ giá để người dân được tiêm phòng.
(CLO) Mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh 2 người phụ nữ liều mình chụp ảnh tạo dáng trên đường ray khi tàu đang đến khiến dư luận không khỏi bức xúc.
(CLO) Ngày 15/3, buổi lễ công trang phục thi đấu mới của đội tuyển Việt Nam đã diễn ra tại TP.HCM. Các mẫu áo đấu mới được công bố gồm áo polo di chuyển, áo suvec mùa đông; trang phục tập luyện, trang phục thi đấu 2 màu đỏ - trắng.
(CLO) Ngày 15/3, Công an xã Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tạm giữ Bùi Chí Bình (quê Tiền Giang) để điều tra vụ cướp giật tài sản.
(CLO) Tháng ba đến, những gánh hoa bưởi trắng muốt xuất hiện trên từng con đường, thu hút biết bao người dừng chân ngắm nhìn, thưởng thức hương thơm dịu nhẹ của mùa xuân.
(CLO) Ngày 15/3, Hoa hậu Hòa bình Quốc tế Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên một lần nữa lên tiếng về những "lùm xùm" liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ Kera trong thời gian qua.
(CLO) Ngày 15/3, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025. Chương trình diễn ra với ý nghĩa lan tỏa thông điệp vì hòa bình, tình yêu Hà Nội, ý chí khát vọng vươn lên của phụ nữ trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
(CLO) Bị nhốt suốt gần 20 năm, một người đàn ông ở Connecticut, Mỹ đã tự phóng hỏa bằng giấy in và nước rửa tay để thoát thân, hé lộ bi kịch bị giam cầm và ngược đãi kéo dài.
(CLO) Gần đây, quân đội Nga đã giành lại quyền kiểm soát một số thị trấn ở vùng Kursk, nơi lực lượng Ukraine chiếm giữ từ tháng 8 năm ngoái. Ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã chiếm lại thành phố Sudzha, trong khi Ukraine chưa xác nhận thông tin này.
(CLO) Kết thúc 2 tháng đầu năm, Quảng Ninh thu ngân sách nhà nước đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, bằng 17% dự toán năm trung ương giao, bằng 17% dự toán năm tỉnh giao, vượt tốc độ bình quân 2 tháng.
(CLO) Ngày 14/3, Báo Tuyên Quang tổ chức phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đến toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, người lao động của cơ quan.
(CLO) Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đánh giá cuộc thi viết “Cha và con gái” là sự kiện vô cùng ý nghĩa, lan toả mạnh mẽ giá trị nhân văn, giá trị gia đình, sự kiện ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.
CLO) Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 sẽ diễn ra từ ngày 19-22/3/2025. Cùng với công tác đánh giá lựa chọn các tác phẩm, ngày hội của những người làm truyền hình cả nước lần thứ 42 sẽ có các hội thảo chủ đề trí tuệ nhân tạo hứa hẹn những giải pháp mới, tạo bứt phá của ngành truyền hình tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 13/3, UBND tỉnh Cà Mau, tổ chức buổi thảo luận cùng các thành viên Ban tuyển chọn ảnh và Tổ phục vụ nhằm chuẩn bị tổ chức Triển lãm ảnh 'Báo chí vì sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương Cà Mau'.
(CLO) Sáng 13/3, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII - năm 2024, một sự kiện quan trọng và ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội.
(NB&CL) “Giá trị cốt lõi của ảnh báo chí chính là tính chân thực. Hiện thực cuộc sống là thứ tồn tại vĩnh viễn trong ảnh báo chí dù trí tuệ nhân tạo đang “lũng đoạn” cũng không thể thay thế sức lao động của người phóng viên ảnh” - nhà báo Hồ Sỹ Minh khẳng định trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo và Công luận xung quanh câu chuyện “Trí tuệ nhân tạo với ảnh báo chí Việt Nam”.
(CLO) Chiều 12/3, nhà báo Nguyễn Minh Phú - Tổng Biên tập Báo Đồng Tháp cùng lãnh đạo xã Phú Long, huyện Châu Thành đến thăm, trao tiền hỗ trợ cho gia đình ông Hồ Văn Dũng ngụ ấp Phú Bình, xã Phú Long, huyện Châu Thành.
(CLO) Chiều 12/3, Báo Nông nghiệp và Môi trường và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ, nâng tầm mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình nâng cao năng lực và phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
(CLO) Tại buổi làm việc với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch ( VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng lưu ý “Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử phải tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để tăng cường tuyên truyền truyền, nâng cao nhận thức của người dùng về xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng…”.
(CLO) Ngày 12/3, tại Hà Nội, báo Tiền Phong đã tổ chức họp báo công bố Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài lần thứ 66 - năm 2025. Giải đấu năm nay sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị, mảnh đất anh hùng với nhiều di tích lịch sử cách mạng.