GS. Hồ Ngọc Đại: "Phương pháp của tôi là học cái gì, được cái đấy, một lần duy nhất"

Thứ năm, 12/09/2019 22:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 12/9, tại Hà Nội đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề “Di chúc nghiệp vụ giáo dục” Hồ Ngọc Đại: Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục". Chuyên đề đã thu hút sự quan tâm của đông đảo báo giới, các nhà làm giáo dục và phụ huynh học sinh.

Giáo dục trẻ em quan trọng nhất là từ 0 đến 12 tuổi

GS. Hồ Ngọc Đại vốn được biết đến là vị tiến sĩ khoa học về tâm lý giáo dục đầu tiên của Việt Nam. Ông dành cả cuộc đời chỉ để đi dạy lớp 1, viết sách giáo khoa cho lớp 1.

Tại buổi nói chuyện, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết, giáo dục tiểu học là vấn đề quan trọng bậc nhất của giáo dục. Trong thời gian học tại Nga, GS đã tham dự môi trường thực nghiệm tại đây để hiểu được bản chất của giáo dục thực nghiệm. Chính vì thế suốt 50 năm qua GS chỉ nghiên cứu chuyên về tiểu học và tập trung vào xử lý tiểu học.

Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề “Di chúc nghiệp vụ giáo dục” Hồ Ngọc Đại: Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề “Di chúc nghiệp vụ giáo dục” Hồ Ngọc Đại: Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục".

GS. Hồ Ngọc Đại cho biết: “Giáo dục trẻ em quan trọng nhất là từ 0 đến 12 tuổi về mọi mặt, cả về thể chất, tinh thần về cả đạo đức. Còn trẻ con 13 tuổi thời hiện đại đã khác. Tức là giáo dục gia đình chỉ còn có khả năng và giá trị khi trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 12 tuổi.

Lý tưởng cơ bản nhất là làm cho trẻ em được hạnh phúc, tôi mong muốn tất cả thầy giáo, người lớn đều trân trọng cái hạnh phúc của trẻ em, trân trọng niềm vui của con trẻ. GS nhấn mạnh: “Học mà ra sức, cố gắng đau khổ thì học làm gì?”.

Nên tôn trọng đời sống tự nhiên của trẻ từ 0 cho đến 12 tuổi. Cái gì tự nhiên nhất luôn là tốt nhất. Trẻ em lứa tuổi này cư xử đúng như suy nghĩ và mong muốn của mình, không bị ràng buộc. Đừng ép trẻ em vào thế phải đối phó người lớn, phải sống theo mong muốn của người lớn.

Nếu như một đứa trẻ ngay từ đầu được tôn trọng như thế thì lớn lên sẽ đàng hoàng. "Trường thực nghiệm là nơi mà tôi nhận thấy rằng nếu trẻ hạnh phúc thì gia đình hạnh phúc. Nếu trẻ đau khổ thì tất cả đều đau khổ"- GS chia sẻ.

Nói về triết lý giáo dục của mình GS dẫn chứng “Khổng Tử đưa ra triết lý phục tùng, cả nước phục tùng vua, trò phục tùng thầy, con phục tùng cha, vợ phục tùng chồng. Mác đưa ra khẩu hiệu đấu tranh. Còn tôi tôi đưa ra triết lý hợp tác. Phục tùng, đấu tranh và hợp tác là 3 bước tiến của nhân loại. 

Giải pháp của tôi ngay từ đầu là hợp tác, hợp tác giữa thầy với trò, hợp tác giữa nhà trường với gia đình, hợp tác trong nội bộ nhà trường, hợp tác, thỏa thuận với nhau để cùng vì mục đích chung. “Xã hội của Khổng Tử sống là xã hội đẳng cấp, Mác sống trong xã hội giai cấp và xã hội chúng ta đang sống là xã hội thuộc phạm trù cá nhân. Do đó, chúng ta phải hợp tác, trân trọng nhau. Sự hợp sẽ thay đổi giáo dục sư phạm trong nhà trường”- GS Hồ Ngọc Đại nói thêm.

Cần phải làm cho trẻ học tự nhiên như là sống và sống tự nhiên như là học

Hàng ngàn năm nay trong giáo dục chỉ có một khẩu hiệu là thầy giảng giải trò ghi nhớ.  GS. Hồ Ngọc Đại đã đưa ra khẩu hiệu: “Thầy không giảng, trò không cần cố gắng” từ năm 1978.  Nghe thì có vẻ trái tai nhưng phải làm cho thành thật không phải nói suông. Thầy không giảng giải nhưng thầy giao việc còn trò tự làm việc theo cách làm của mình một cách vui vẻ. Không cần ra sức, không cần cố gắng nhưng vẫn có kết quả tốt.

Bộ SGK công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

Bộ SGK công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

Cần phải làm cho trẻ học tự nhiên như là sống và sống tự nhiên như là học. Trẻ con có 2 việc: Muốn trưởng thành trẻ phải tự ăn và muốn phát triển trẻ phải tự học. Ngay từ bé phải dạy cho trẻ tự học.

Nguyên tắc của GS. Hồ Ngọc Đại là trẻ muốn có được thứ gì thì phải tự làm ra cái đó chứ không phải chỉ ghi nhớ lời thầy. Làm nhiều có nhiều, làm ít có ít, không làm không có. Phải làm để có sản phẩm. Có đầu vào, có quá trình thực thi có sản phẩm, việc học hiện tại cũng như thế.

GS cũng 3 nguyên tắc xây dựng chương trình môn học: phát triển, chuẩn mực và tối thiểu. Theo GS. Hồ Ngọc Đại, chương trình môn học và sách giáo khoa phải tối ưu. Học hiện nay khác với ngày xưa là học để thi, làm quan. Học để dùng trong cuộc sống hằng ngày. Học phải có thực dụng, không thể học viển vông.

“Chỉ đưa đến cho trẻ em những gì không thể không có, phải tận dụng thời gian một cách có hiệu quả. Bởi mất thời gian là mất tuyệt đối, không thể cứu vãn. Trong chương trình của tôi không có giờ ôn tâp, bởi ôn tập là phải làm đi làm lại nhiều lần, tốn rất nhiều thời gian. Theo phương pháp của tôi là học cái gì, được cái đấy, một lần duy nhất. Có học trò mới có các thầy. Chúng ta phải lắng nghe trẻ con, vì lợi ích cơ bản và hạnh phúc của trẻ”. – GS. Hồ Ngọc Đại cho hay.

Viết sách như di chúc nghiệp vụ để lại cho thế hệ sau

Hiện sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục 1 được triển khai dạy học ở nhiều nhà trường suốt 40 năm qua với khoảng 900.000 học sinh theo học. Sách này xuất phát từ đề tài khoa học cấp nhà nước được nghiệm thu do GS. Hồ Ngọc Đại chủ trì, sau đó được dạy thử nghiệm thành công ở nhiều địa phương.

Để có được bộ sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện này, GS.  Hồ Ngọc Đại đã mất hàng chục năm trời.

GS. Hồ Ngọc Đại cho biết:

GS. Hồ Ngọc Đại cho biết: "Bộ SGK công nghệ giáo dục là công trình cả đời tôi, lấy tiêu chuẩn vì lợi ích đất nước."

Theo GS, SGK của ông đã được dạy mở rộng, qua nhiều lần thẩm định, đã trở thành sách của nhà nước, không còn là sách của cá nhân. Rất nhiều phụ huynh đã cho con học sách, có nhiều người ủng hộ. GS tâm sự, ông viết sách kỹ như di chúc nghiệp vụ, mong muốn để lại cho thế hệ sau.

“Sản phẩm của tôi khác với khác với nguyên lí sư phạm về bộ sách giáo khoa. Sản phẩm của tôi căn cứ vào sự phát triển của trẻ em làm chuẩn. Một chương trình hiệu quả hay không là chương trình có mang lại lợi ích cho trẻ mỗi ngày. Học tiếng Việt với tôi là ai cũng học được, học gì được nấy, học đâu chắc đấy”.

 “Thầy giáo phải thấy cảm giác của mình được dạy trẻ con là hạnh phúc, chứ không phải trẻ con nghe theo mình là hạnh phúc”, GS nêu quan điểm, đồng thời cho hay, sẽ không sửa, không điều chỉnh gì thêm đối với bộ sách của mình.

“Đó là công trình cả đời tôi, lấy tiêu chuẩn vì lợi ích đất nước, tôi đã điều chỉnh mấy chục năm qua và được học sinh chấp nhận, cái gì trẻ con chấp nhận được thì tôi tin”, GS chia sẻ và khẳng định ông vẫn tin tưởng theo đuổi phương pháp này. 

Nguyệt Hồ

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục