Hà Nội: 70 vụ vi phạm pháp luật đê điều từ đầu năm 2019

Chủ nhật, 04/08/2019 21:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây bức xúc dư luận. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, đã xảy ra 70 vụ vi phạm trên địa bàn 23 quận, huyện, thị xã có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Các bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD ngang nhiên hoạt động không phép ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn đê điều. (Ảnh TL)

Các bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD ngang nhiên hoạt động không phép ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn đê điều. (Ảnh TL)

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây bức xúc dư luận.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2019, đã xảy ra 70 vụ vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn 23 quận, huyện, thị xã có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt của thành phố. Trong đó, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm là: Ba Vì 18 vụ, Sóc Sơn 12 vụ, Thường Tín 8 vụ, Ứng Hòa 6  vụ, Hoài Đức 6 vụ...

Mặc dù hàng tháng, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đều tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố gửi UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị xử lý theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, tỷ lệ xử lý còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng nhiều. Một số địa bàn xảy ra nhiều vi phạm, nhưng kết quả xử lý rất thấp, thậm chí chưa được xử lý.

Trong tổng số 70 vụ vi phạm phát sinh trong năm 2019 đến nay mới chỉ xử lý được 11 vụ, trong đó: Gia Lâm 2 vụ, Ba Vì 3 vụ, Sóc Sơn 1 vụ, Thanh Trì 1 vụ, Hoàng Mai 2 vụ, Thanh Oai 1 vụ. Số vụ vi phạm còn tồn đọng là 59 vụ.

Đặc biệt, đã xảy ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, hành lang thoát lũ, an toàn giao thông, gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.

Trước đó, theo báo cáo về tình trạng tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn Thành phố được Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội công bố thì hiện trên địa bàn có tổng cộng 207 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng. Trong đó, có 188 bãi đang hoạt động và 19 bãi đang tạm ngừng hoạt động.

Đáng chú ý, trong số 188 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng đang hoạt động, chỉ có 35 bãi hoạt động có phép và đúng phép; còn lại 153 bãi là hoạt động trái phép. Bên cạnh đó, cũng chỉ có 112/188 bãi đang hoạt động nằm trong quy hoạch của Thành phố Hà Nội.

Công trình vi phạm trên hành lang thoát lũ Sông Đuống. (Ảnh: LĐTĐ)

Công trình vi phạm trên hành lang thoát lũ Sông Đuống. (Ảnh: LĐTĐ)

Tình trạng các bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng với diện tích và chiều cao chất tải lớn đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn đê điều, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở bờ bãi sông, cản trở dòng chảy của lòng sông, tác động tiêu cực đến khả năng phòng chống lũ trên các tuyến sông đặc biệt trong mùa mưa bão.

Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về giải pháp công trình, phi công trình để ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật đê điều.

Các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND thành phố và kiến nghị của Đoàn Kiểm tra công vụ thành phố về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn ven đê phối hợp chặt chẽ với Hạt Quản lý đê lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện xử lý, giải tỏa vi phạm pháp luật về đê điều còn tồn đọng trên địa bàn.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các Hạt Quản lý đê, tiến hành kiểm tra thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, dứt điểm những trường hợp tái vi phạm, vi phạm mới.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý đối với khu vực bãi bồi ven sông; kiểm tra, rà soát và có phương án quản lý, sử dụng các khu vực bãi ven sông theo quy định.

Đặc biệt, cần phải kiên quyết thu hồi hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi đối với diện tích đất bãi sông sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn cũng cần phải tuyên truyền sâu rộng những quy định của pháp luật về đê điều đến mọi người dân hiểu và chấp hành; vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục thỏa thuận, cấp phép trước khi xây dựng công trình liên quan đến đê điều.

Hoàng Thao

Tin khác

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống