Hà Nội có mặt bằng giá cả đắt đỏ nhất Việt Nam

Thứ tư, 29/03/2023 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội là địa phương có mức giá đắt đỏ nhất nước, tiếp sau là Quảng Ninh.

Theo báo cáo về chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI), Quảng Ninh có vị trí đắt đỏ thứ hai cả nước do là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. 

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các ngành kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. 

Kinh tế Quảng Ninh phát triển sôi động dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ cao hơn so với các địa phương khác.

ha noi co mat bang gia ca dat do nhat viet nam hinh 1

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội là địa phương có mức giá đắt đỏ nhất nước, tiếp sau là Quảng Ninh. (Ảnh: CP)

Đứng thứ 3 là TP HCM. Đây là hạt nhân của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nơi tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế. 

Bên cạnh nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, TP HCM đã tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hóa, theo đó giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội. 

Tiếp theo là Đà Nẵng đứng thứ 4. Mức giá của Đà Nẵng đứng ở vị trí cao trong cả nước do Đà Nẵng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ.

Đây cũng là trung tâm văn hóa thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế;  trung tâm bưu chính, viễn thông và tài chính, ngân hàng.

Bất ngờ nhất, tăng 6 bậc là Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 5). Bà Rịa - Vũng Tàu - tỉnh có vị trí chiến lược rất quan trọng với khu vực và cả nước về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, có ý nghĩa  chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới với hệ thống cảng nước  sâu hiện đại… 

Các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải biển, logistics và đặc biệt là du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thu nhập tăng nhanh, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được cải thiện, theo đó mức giá hàng hóa và dịch vụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng cao trong cả nước.

“So với năm 2021, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2022 không có sự thay đổi lớn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm hàng nhà ở thuê, dịch vụ, giải trí và du lịch”, báo cáo của GSO nhất mạnh.

Ở chiều ngược lại, Quảng Trị là địa phương có giá cả rẻ nhất nước. Giá bình quân các nhóm hàng của Quảng Trị so với Hà Nội trong khoảng từ 75,77% - 115,34%.

Quảng Trị có tiềm năng, lợi thế về vị trí thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển lớn. Cách cửa khẩu Lao Bảo 90km là lợi thế giúp cho việc lưu thông hàng hóa đường biển thuận lợi hơn giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan. 

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Quảng Trị giữ được đà tăng trưởng cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong tỉnh và vùng. 

Giá lương thực, thực phẩm; may mặc, mũ nón giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; dịch vụ giáo dục và y tế thấp, chi phí du lịch rẻ là các yếu tố làm cho mức độ đắt đỏ của Quảng Trị thấp nhất cả nước.

Địa phương có giá thấp thứ hai cả nước là Bến Tre và Trà Vinh với chỉ số SCOLI năm 2022 cùng bằng 86,89%. So với Hà Nội, giá bình quân các nhóm  hàng của Bến Tre ở mức 71,53%-103,55%; giá bình quân các nhóm hàng của Trà  Vinh ở mức 71,75% - 105,91%. 

Tiếp theo là Sóc Trăng có chỉ số SCOLI bằng  87,34% với giá bình quân các nhóm hàng ở mức 62,11% - 98,92% so với Hà Nội. 

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng có chỉ số SCOLI năm 2022 thấp như: Nam Định, Hậu Giang; Đồng Tháp; Gia Lai; Tây Ninh; Phú Thọ; Vĩnh Long.

Nhìn chung, các tỉnh có mức giá thấp nhất trong cả nước phần lớn do các  mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép;  nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí có mức giá thấp.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô