(CLO) TP Hà Nội có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-300 ha, dự định sẽ chi ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế vừa bảo đảm đồng bộ, vừa giúp hạ giá thành nhà ở cho người dân.
Chiều 12/10, ông Đinh Tiến Dũng Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đã tiếp xúc với cử tri quận Hoàng Mai, trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
Tại buổi tiếp xúc cử tri kiến nghị với đại biểu Quốc hội về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc như: Bất cập trong mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội; vấn đề cấp giấy quyền sử dụng đất…
Cụ thể, cử tri Nguyễn Đình Giang (phường Đại Kim) nêu, quá trình thực hiện dự án nhà ở xã hội còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhất trong vấn đề mua, chuyển nhượng, cho thuê. Từ đó, kiến nghị nghiên cứu vấn đề để có quy định phù hợp với thực tiễn theo hướng sau 5 năm, người mua, thuê cũng phải thuộc đối tượng được Sở Xây dựng phê duyệt.
Cũng nêu ý kiến liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, cử tri Trịnh Văn Bảy (phường Hoàng Liệt) đề cập đến bất cập trong quy định cho cả chủ đầu từ và người mua nhà ở xã hội. Từ đó, cử tri kiến nghị Quốc hội cho phép chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quyền lựa chọn việc sử dụng 20% quỹ đất dự án để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển đổi quỹ đất 20% dành cho phát triển nhà ở xã hội sang một khu vực khác nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ về không gian, cảnh quan, phân khúc khách hàng.
Ngoài ra, cho phép các dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có thể lựa chọn việc dành 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội hoặc đổi quỹ đất 20% trong dự án bằng tiền để nộp ngân sách Nhà nước để địa phương sử dụng phát triển nhà ở xã hội.
Đồng thời, cho phép UBND cấp tỉnh quyết định phần trăm diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội trong dự án thương mại, khu đô thị để phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của địa phương từng khu vực. Cho phép UBND cấp tỉnh xem xét việc bố trí quỹ nhà ở xã hội vào một ô đất độc lập, đơn lẻ theo quy hoạch để làm khu nhà ở xã hội.
Còn cử tri Nguyễn Thị Thủy (phường Vĩnh Hưng) kiến nghị vấn đề cấp giấy quyền sử dụng đất. Theo đó, cử tri kiến nghị Thành phố có quy định và có hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt, đất vườn, ao trong khu làng xóm phù hợp với quy hoạch đất ở.
Đồng thời, hướng dẫn giải quyết các trường hợp thuộc loại đất nêu trên mà đã tự chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở trước ngày 1/7/2014, nay, phù hợp với quy hoạch đất ở để đáp ứng nguyện của Nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, phát triển nhà ở xã hội là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có nhiều bất cập, trong đó có việc sử dụng quỹ đất 20% của các khu đô thị.
Nếu khu đô thị chỉ có khoảng 2 ha thì 20% sẽ rất nhỏ, việc đầu tư nhà ở xã hội dễ manh mún, thiếu đồng bộ. Do đó, hiện nay, Thành phố đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Đây cũng là hướng Thành phố điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó, có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-300 ha. Thành phố còn dự định sẽ chi ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế vừa bảo đảm đồng bộ, vừa giúp hạ giá thành nhà ở cho người dân.
Đối với công tác quản lý đất đai, Bí thư Thành ủy cho biết, Thành phố đã, đang và sẽ tiến hành rà soát để đánh giá các vấn đề, từ đó, có giải pháp hoặc kiến nghị với Trung ương giải quyết những bất cập như thời hạn cho thuê đất công ích 5%; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng...
(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp của Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.
(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.