Hà Nội có thể tiên phong chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế?

Thứ tư, 22/04/2020 12:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hà Nội đã tiên phong, gương mẫu và chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 thì liệu Hà Nội có thể tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô hay không?

Đây là câu hỏi được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đặt ra tại Hội nghị lần thứ 23 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVI) sáng nay (22/4).

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp.

Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý I, Hà Nội đã dự báo và xây dựng các kịch bản.

Cụ thể, Kịch bản 1: Đến 22/4 hoặc 03/5/2020 hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc, các hoạt động của nền kinh tế được tháo gỡ từng bước và hoạt động bình thường vào đầu tháng 7/2020.

Kịch bản 2: Dịch Covid-19 cơ bản được khống chế trong quý II nhưng vẫn có nguy cơ lây lan đến hết năm 2020 do dịch bệnh của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực chưa được kiểm soát nên việc khôi phục kinh tế và các hoạt động xã hội chưa thể ở mức bình thường mà chỉ duy trì ở mức tối thiểu.

Kịch bản 3: Dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ cao trong quý II không thể kiểm soát mặc dù đã thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nên kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quý I/2020 của thành phố.

Báo cáo cho thấy, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tăng 3,72% (cùng kỳ tăng 6,95%) - cao gấp 9 lần TP Hồ Chí Minh (0,42%) nhưng thấp hơn cả nước (3,82%). Thu NSNN trên địa bàn đạt 71.383 tỷ đồng (bằng 25,6% dự toán và tăng 6,7% (cùng kỳ tăng 30,3%). Chi ngân sách địa phương đạt 13.676 tỷ đồng (bằng 13,3% dự toán (cùng kỳ đạt 11,9%). Đến nay, đã tổ chức đấu thầu và khởi công 30/84 dự án mới và còn 54 dự án tiếp tục đấu thầu, khởi công trong các quý còn lại.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,44% (cùng kỳ tăng 6,9%). Kim ngạch xuất khẩu giảm 18,1% (cùng kỳ tăng 12,9%); Kim ngạch nhập khẩu giảm 21,3% (cùng kỳ tăng 3%). Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 927,4 triệu USD; đầu tư trong nước 7,14 nghìn tỷ đồng (8 dự án mới và tăng vốn). Có 6.350 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 103 nghìn tỷ đồng (tăng 1% về số lượng và tăng 98% về vốn đăng ký so với cùng kỳ).

Lượng khách du lịch đến Hà Nội cũng giảm mạnh. Trong nông nghiệp, gieo trồng vụ xuân thuận lợi, cây trồng phát triển tốt. Dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát và không phát sinh ổ dịch mới trong 30 ngày vừa qua. 

Về công tác an sinh xã hội, Hà Nội đã bổ sung hơn 1.000 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Quang cảnh cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã có những chỉ đạo cụ thể. Trong đó, về phòng, chống dịch Covid-19, Bí Thư Hà Nội yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy; việc tổ chức triển khai chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo Quốc gia và TP. Những thành tựu, kết quả nổi bật, nhất là vai trò của cả hệ thống chính trị, lực lượng tuyến đầu (bác sỹ, y tá, bộ đội, công an; cán bộ thôn, tổ dân phố…) và vai trò hết sức quan trọng, có tính quyết định là niềm tin vào Chính phủ, vào Thành phố, tinh thần đoàn kết, hợp tác của Nhân dân Thủ đô.

Cùng với đó, đồng chí Vương Đình Huệ yêu cầu chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế, yếu kém cần rút kinh nghiệm và định hướng, giải pháp trong thời gian tới khi rủi ro, nguy cơ vẫn hiện hữu do đã có những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, đã mất dấu F0 và một số trường hợp khỏi bệnh nhưng đã dương tính trở lại.

Liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, các đại biểu cần tập trung phân tích, đánh giá nguyên nhân đã giúp TP Hà Nội duy trì được mức tăng trưởng khá tích cực, đóng góp vào kết quả chung của cả nước, được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ biểu dương, khen ngợi. Tập trung thảo luận, phân tích đánh giá thực trạng nhiều chỉ tiêu đều đạt thấp hơn so với cùng kỳ để cho ý kiến về những định hướng, giải pháp lớn để phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng cuối năm; định hướng, giải pháp thích ứng với điều kiện phòng, chống dịch… 

"Chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Hà Nội đã tiên phong, gương mẫu và chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 thì liệu Hà Nội có thể tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô hay không?" - Bí thư Thành ủy gợi mở. 

Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội, Bí thư Thành ủy đề nghị, các đại biểu cần tập trung trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm nghiên cứu, thảo luận sâu sắc nhằm đảm bảo tiến độ và thành công của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII với tinh thần khách quan, thẳng thắn, cầu thị.

Về chủ trương đầu tư hai tuyến đường sắt đô thị và dự án Thành phố thông minh, Bí thư Thành ủy yêu cầu, đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng để cho ý kiến về sự cần thiết, sự phù hợp của các dự án với Quy hoạch chung phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; chiến lược phát triển đường sắt đô thị của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; căn cứ pháp lý, thẩm quyền quyết định, những vấn đề cần lưu ý trong quá trình phê duyệt, triển khai dự án.   

Quốc Trần

Tin khác

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức
Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức