Hà Nội còn nhiều bất cập trong thu hút FDI

Chủ nhật, 09/07/2023 12:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tuy nhiên, Thủ đô đang có khá nhiều bất cập.

Hà Nội dẫn đầu cả nước thu hút FDI

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), tính đến ngày 20/6, vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của của cả nước đạt trên 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, vẫn có một số địa phương ghi nhận được sự tăng trưởng đáng kể, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hà Nội.

ha noi con nhieu bat cap trong thu hut fdi hinh 1

Ảnh minh họa. (Ảnh: CP)

Riêng trong tháng 6/2023, Hà Nội thu hút 399,7 triệu USD vốn FDI. Trong đó, 50 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 26,9 triệu USD.

18 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 9,3 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 25 lượt, đạt 363,5 triệu USD. 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, toàn thành phố thu hút 2,2 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 196 dự án với số vốn đạt 75,6 triệu USD; 88 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 208,7 triệu USD; 173 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 1.981,7 triệu USD.

GSO nhận định, sự tăng trưởng FDI tại Hà Nội trong 6 tháng qua đến từ nhiều yếu tố. Đơn cử, Hà Nội là  thủ đô của cả nước, với lợi thế cạnh tranh kinh tế – xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, thị trường tiềm năng, dịch vụ đa dạng, được đánh giá cao về cơ sở hạ tầng, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, luôn sát cánh hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Hà Nội công bố công khai, minh bạch toàn bộ các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất theo nhiều hình thức để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin đầu tư.

Hà Nội cũng tổ chức các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, các hội nghị đầu tư, nhờ đó nhiều vướng mắc được tháo gỡ là cơ sở xây dựng, hình thành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Thành phố xây dựng các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư, đẩy mạnh hoàn thiện các khu công nghiệp, nhất là khu công nghệ cao. Vì vậy, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp FDI đầu tư tại Hà Nội đánh giá cao việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng, đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, các tập đoàn FDI lớn khẳng định lựa chọn Hà Nội là nơi để mở rộng đầu tư, kinh doanh trong những năm tới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Một số vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ

Thứ nhất, về quy hoạch, Hà Nội đã thay đổi địa giới hành chính năm 2008, hiện nay đang triển khai quy hoạch thủ đô, điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung dẫn tới một số dự án đã được cấp phép chậm triển khai thực hiện do phải điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn.

Từ đó, công tác xây dựng các danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, những quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng kinh doanh bất động sản có những thay đổi, còn chồng chéo, chưa thống nhất, việc xây dựng danh mục dự án để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư còn chậm, khó khăn.

ha noi con nhieu bat cap trong thu hut fdi hinh 2

Ảnh minh họa. (Nguồn: CP)

Thứ hai, thành phố còn gặp nhiều bất cập như thời gian thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án kéo dài.

Thứ ba, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, quỹ đất hạn chế, giá thuê đất cao gấp 1,5 – 2 lần so với các địa phương lân cận; một số quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư và luật chuyên ngành. Các sở, ngành đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nhưng mới chỉ dừng lại ở việc thông tin cơ bản về dự án để kêu gọi đầu tư, vì vậy chưa thu hút các nhà đầu tư quan tâm.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến chưa phát huy hết khả năng, hiệu quả, nên các hoạt động xúc tiến thực hiện theo hình thức trực tuyến chưa có sức hấp dẫn nhà đầu tư…

Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc trên, Hà Nội đã thực hiện một số giải pháp cụ thể để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới như đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch cũng như rà soát quy hoạch chung xây dựng của thành phố để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua vào tháng 10/2023 cũng như hối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành để hoàn thiện Luật Thủ đô để tăng tốc trong vấn đề phát triển cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế của mình, tạo mặt bằng sạch để thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp.

Thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi cho thu hút FDI; rà soát, thúc đẩy tiến độ hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp theo hướng phù hợp với nhu cầu thực tế, đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút doanh nghiệp nước ngoài như: Chuẩn bị tốt các điều kiện tiếp nhận quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; tập trung đẩy mạnh hạ tầng giao thông, trong đó có tuyến đường vành đai 4, hạ tầng điện lực, viễn thông, thông tin để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực phát triển đô thị, sản xuất, khoa học và công nghệ…

Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp tăng tốc độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại; tăng cường rà soát các dự án nhằm đôn đốc nhà đầu tư thực hiện đầy đủ nội dung cam kết, được quy định trong giấy phép đầu tư cũng như để nhận diện những vướng mắc, khó khăn nhằm tháo gỡ cho nhà đầu tư với tinh thần đồng hành, chia sẻ.

Đối với các dự án quy mô lớn, phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài nảy sinh nhiều bất cập liên quan đến vấn đề pháp lý, Hà Nội cần kiến nghị Thủ tướng cho phép thành lập tổ công tác liên bộ để hỗ trợ các địa phương trong đó có Hà Nội tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô