Hà Nội: Công ty TNHH Sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Thứ năm, 25/04/2019 17:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng nghìn mét khối đất thải, chất thải không rõ nguồn gốc được Liên danh Công ty TNHH Sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng mua bán không có hóa đơn, chứng từ để san lấp dự án tại khu Đầm Bề đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm.

Thời gian vừa qua, báo Nhà báo và Công luận nhận được phản ánh của người dân xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội về việc Liên danh Công ty TNHH Sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng và Công ty TNHH xuất nhập khẩu Xuân Thủy đã dùng hàng nghìn mét khối đất thải, chất thải để tiến hành san lấp mặt bằng dự án thuộc khu vực Đầm Bề, xã Bát Tràng. Trong quá trình vận chuyển đất thải, các xe tải chuyên chở đã không che chắn khiến đất thải rơi vãi gây ô nhiễm môi trường. Người dân bức xúc cho rằng, việc san lấp dự án bằng đất thải, chất thải sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài nhưng không được các cơ quan chức năng như UBND xã Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm, Công an huyện Gia Lâm phát hiện, xử lý.

Dự án Xây dựng khu trưng bày gốm sứ và dịch vụ phục vụ khách tham quan làng nghề Bát Tràng được chủ đầu tư cho đổ hàng nghìn mét khối đất, bùn thải san lấp mặt bằng.

Dự án Xây dựng khu trưng bày gốm sứ và dịch vụ phục vụ khách tham quan làng nghề Bát Tràng được chủ đầu tư cho đổ hàng nghìn mét khối đất, bùn thải san lấp mặt bằng.

Để ghi nhận theo người dân phản ánh, chúng tôi đã có mặt nhiều ngày tại khu vực trên và nhận thấy việc người dân phản ánh là có sơ sở. Ban ngày, nhiều xe tải chuyên chở đất thải lẫn bùn màu đen kịt, bốc mùi hôi thối chạy ầm ầm qua các tuyến đường và đi vào đổ thẳng xuống dự án. Khi xe vận chuyển, bùn đất không được che chắn khiến rơi vãi khắp đường đi; khi trời nắng đường trở lên bụi mù mịt; còn ngày mưa thì trơn trượt rất dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Tại khu vực này cũng có rất nhiều rác thải cũng được chủ đầu tư cho san lấp lẫn với đất thải, bùn thải.

Khi được hỏi về việc san lấp tại khu Đầm Bề, chị H. – một người dân xã Bát Tràng bức xúc: “Các chú thấy rồi đấy, san lấp dự án toàn bằng đất đen xì, hôi thối thế này thì chẳng ô nhiễm là gì. Không biết chủ họ mua ở đâu được đất này mà đem về đây, bùn đất thì rơi vãi đầy đường bụi mù mịt...”.

Những khối bùn, đất đen xì không rõ nguồn gốc được chủ đầu tư mua về phục vụ san lấp mặt bằng.

Những khối bùn, đất đen xì không rõ nguồn gốc được chủ đầu tư mua về phục vụ san lấp mặt bằng.

Theo thông tin chúng tôi được biết, khu Đầm Bề thuộc địa phận xã Bát Tràng được Liên danh Công ty TNHH sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng và Công ty TNHH xuất nhập khẩu Xuân Thủy (địa chỉ tại xóm 5, thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đang tiến hành san lấp mặt bằng để thực hiện dự án mang tên: “Xây dựng khu trưng bày gốm sứ và dịch vụ phục vụ khách tham quan làng nghề Bát Tràng”. Dự án trên được thực hiện trên diện tích khu đất là 22.859m2. Hiện nay, dự án đã đi vào khởi công xây dựng khu hai khu nhà 1 tầng có tổng diện tích khoảng 600m2.

Việc thực hiện của Liên danh Công ty TNHH sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng và Công ty TNHH xuất nhập khẩu Xuân Thủy liệu có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khi tiến hành cho san lấp dự án bằng hàng nghìn mét vuông khối đất thải, chất thải?

Bùn, đất rơi vãi khắp nơi trong quá trình vận chuyển.

Bùn, đất rơi vãi khắp nơi trong quá trình vận chuyển.

Để rộng đường dư luận, phóng viên đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Toan – người đại diện của Chủ đầu tư về dự án và đề nghị được cung cấp một số thông tin về dự án (hồ sơ liên quan đến việc cấp phép, hồ sơ về bảo vệ môi trường). Tuy nhiên, bà Toan thẳng thừng từ chối và cho rằng hồ sơ chỉ cung cấp cho cơ quan chức năng.

Tại buổi làm việc, khi được hỏi về việc dự án của doanh nghiệp bị người dân phản ánh sử dụng đất thải không rõ nguồn gốc để san lấp, đất thải trong quá trình vận chuyển rơi vãi ra đường thì bà Nguyễn Thị Toan lập tức khẳng định: “Không có chuyện đấy, hiện tại chị chưa mua”.

Tuy nhiên, khi phóng viên đưa ra hình ảnh, video về việc dự án đang san lấp bằng nhiều đất thải, đất lẫn rác thải thì bà Toan lại cho rằng: “Khi tiếp nhận dự án trên bề mặt toàn gạch góc không trồng được cây nên chị có mua một số đất để trải trên bề mặt để trồng cây. Người này bán, người kia chở xe chị không quan tâm, lấy đất ở đâu chị không quan tâm đến cái đó”.

Bà Toan thừa nhận việc mua đất không rõ nguồn gốc; không hóa đơn, chứng từ trong buổi làm việc.

Bà Toan thừa nhận việc mua đất không rõ nguồn gốc; không hóa đơn, chứng từ trong buổi làm việc.

Khi được hỏi về việc mua số đất đó để san lấp dự án, phục vụ trồng cây doanh nghiệp có tiến hành ký hợp đồng với đơn vị nào không? Bà Nguyễn Thị Toan cho rằng: “Ở đây chị nói thế này, đất sạch (đất làm gốm - PV) chị mua cũng không ký hợp đồng”. Bà Toan cũng khẳng định, đất mua san lấp dự án không hề có hóa đơn, chứng từ nào.

Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc, phóng viên tiếp tục liên hệ với Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, ông Phạm Văn May. Trong buổi làm việc với phóng viên về việc người dân có phản ánh Liên danh Công ty TNHH sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng dùng đất thải, chất thải san lấp mặt bằng gây ô nhiễm môi trường. Ông May cho biết: “Đây đúng là dự án của Liên danh Công ty TNHH sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng, chỗ nhà Thủy Toan đấy. Hiện dự án đã được cấp phép xây dựng rồi, hôm trước UBND huyện cũng có kiểm tra trước khi cấp phép. Còn việc người ta san lấp bằng đất gì xã không biết, anh ra hỏi doanh nghiệp chứ...”.

Ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng thờ ơ trước sự việc.

Ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng thờ ơ trước sự việc.

Trước sự bàng quan, vô trách nhiệm trong câu trả lời của ông Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, phải chăng doanh nghiệp muốn san lấp bất kể thứ gì xuống dự án, ảnh hưởng đến môi trường ra sao thì UBND xã cũng không quan tâm. Trong khi đó, Liên danh Công ty TNHH sản xuất gốm sứ và du lịch Bát Tràng và Công ty TNHH xuất nhập khẩu Xuân Thủy đã đổ hàng nghìn mét khối đất thải không rõ nguồn gốc, san lấp chất thải xuống dự án. Cùng với đó là thừa nhận hành vi mua bán không có hóa đơn, chứng từ trong suốt thời gian qua phục vụ cho việc trốn thuế?. Liệu rằng đây có phải là sự coi thường pháp luật của những doanh nghiệp này.

Đề nghị UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo làm rõ sự việc trên.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Quốc Trần

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra