Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đền Bạch Mã

Chủ nhật, 19/06/2022 10:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đền Bạch Mã có lịch sử hơn 1.000 năm, hiện vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ, mang giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt và là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Tối 18/6, tại đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ đón bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đền Bạch Mã.

“Thăng Long Tứ trấn” gắn với việc ra đời của Kinh đô Thăng Long thời Lý, là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch, ngày đêm bảo vệ cho Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn được yên bình.

ha noi don nhan bang xep hang di tich quoc gia dac biet den bach ma hinh 1

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn - Đền Bạch Mã cho quận Hoàn Kiếm. Ảnh: ANTĐ

Đó là đền Bạch Mã trấn ở phía Đông, thờ thần Long Đỗ; đền Voi Phục trấn ở phía Tây, thờ thần Linh Lang Đại Vương; đền Kim Liên trấn ở phía Nam, thờ thần Cao Sơn Đại Vương và đền Quán Thánh trấn ở phía Bắc, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đền Bạch Mã được xây dựng ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Đền thờ thần Long Đỗ - vị thần bảo hộ Kinh thành Thăng Long, trấn giữ phía Đông (Thành hoàng Hà Nội).

Đền xuất hiện khá sớm, gắn liền với truyền thuyết xây La Thành của Cao Biền và đắp thành Thăng Long của vua Lý Thái Tổ.

Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê với 52 vị vua định đô tại Thăng Long, đền Bạch Mã là nơi chứng kiến đầy đủ nhất quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hơn 1.000 năm qua, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ hiếm thấy, mang giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt và là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Đền Bạch Mã hiện còn giữ được nhiều hiện vật có giá trị mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XVII, như: 18 bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, 17 đạo sắc phong do triều đình nhà Nguyễn ban tặng, cùng nhiều đồ thờ tự quý...

Trong đền còn thờ một pho tượng ngựa trắng bằng gỗ lớn, tượng trưng cho thần Bạch Mã và được rước vào những dịp quan trọng. Phía sau đền còn có một chiếc giếng cổ. Đây cũng là điểm được nhiều người tham quan, bởi là một trong số ít giếng cổ còn sót lại trong khu phố cổ.

Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng Hai âm lịch hằng năm, là sự dung hòa giữa văn hóa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cúng cung đình, tạo nên nét đặc sắc riêng biệt.

Ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho 5 di tích trên cả nước, trong đó có Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật “Thăng Long tứ trấn," gồm đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm), đền Voi Phục, đền Quán Thánh (quận Ba Đình) và đền Kim Liên (quận Đống Đa), thành phố Hà Nội.

Tại buổi lễ, thay mặt chính quyền, nhân dân địa phương, đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm đã cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị đền Bạch Mã.

Một số hình ảnh tại Lễ đón bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đền Bạch Mã. (Nguồn: BVH)

ha noi don nhan bang xep hang di tich quoc gia dac biet den bach ma hinh 2

Lễ rước kiệu đền Bạch Mã được tổ chức chiều 18/6 theo nghi lễ truyền thống

ha noi don nhan bang xep hang di tich quoc gia dac biet den bach ma hinh 3

Nghi thức rước bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào đền Bạch Mã

ha noi don nhan bang xep hang di tich quoc gia dac biet den bach ma hinh 4

Đền Bạch Mã cổ kính, uy nghiêm

ha noi don nhan bang xep hang di tich quoc gia dac biet den bach ma hinh 5

Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ tái hiện lịch sử đền Bạch Mã

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

(CLO) Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Hà Nội niềm tin và hy vọng'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Hà Nội niềm tin và hy vọng"

(CLO) Ngày 7/5, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

(CLO) 42 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm tranh "Thi hứng 5" là một phần khiêm tốn trong gia tài mà họa sĩ Trần Nhương đang sở hữu. Bởi người họa sĩ già năm nay 83 tuổi muốn mang đến người xem niềm vui khi thưởng lãm những đứa con tinh thần mà ông dành hết tâm huyết suốt mấy chục năm "cầm kỳ thi họa" của mình gửi gắm vào nó.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản, thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Đời sống văn hóa
Triển lãm 800 tư liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm 800 tư liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại" trưng bày 800 tư liệu tiêu biểu, được lựa chọn từ vốn di sản văn hiến của dân tộc.

Đời sống văn hóa