Hà Nội làm gì để phòng dịch Covid-19 khi tiếp nhận 20.000 khách nhập cảnh?

Chủ nhật, 13/09/2020 21:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hà Nội đã lên phương án, sẵn sàng mở rộng các khu cách ly tập trung, các khách sạn, đáp ứng đủ cho 20.000 khách nhập cảnh (5.000 khách/tuần) dưới sự kiểm soát phòng dịch chặt chẽ.

Dụ kiến trong tháng 9 sẽ có 20.000 hành khách nhập cảnh. Ảnh minh họa.

Dụ kiến trong tháng 9 sẽ có 20.000 hành khách nhập cảnh. Ảnh minh họa.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, để tránh tình trạng ùn ứ tại sân bay, theo ông Khổng Minh Tuấn, trước mắt, khi các chuyến bay vào Hà Nội chưa nhiều, việc cách ly, xét nghiệm cho khách nhập cảnh sẽ được áp dụng như hiện tại.

Ngày 15/9 tới, Việt Nam sẽ mở 4 đường bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Đến ngày 22/9 tiếp tục mở hai đường bay đến Lào và Campuchia.

Cụ thể, khách nhập cảnh sẽ được đưa về khu cách ly 14 ngày và tiến hành xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR. Đối với những khách có nhu cầu cách ly ở khách sạn sẽ được đáp ứng.

Tại các khách sạn, khách nhập cảnh sẽ thực hiện cách ly và làm xét nghiệm RT-PCR 2 lần. Khi có kết quả âm tính, người đó sẽ được chuyển về và thực hiện theo dõi tại gia đình.

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện có nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn Thủ đô đăng ký tham gia làm nơi cách ly cho khách nhập cảnh, khi các đường bay quốc tế được mở lại.

Việc xét nghiệm và cách ly khi mở lại đường bay quốc tế sẽ thu phí đối với khách nhập cảnh. Mức phí thu xét nghiệm và cách ly cho khách nhập cảnh tuyệt đối không được lấy lãi, việc thu tiền chỉ để bảo đảm các chi phí cần thiết.

Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, riêng với các chuyên gia, khách nhập cảnh vào Việt Nam dưới 14 ngày không phải cách ly y tế tập trung, nhưng vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, thực hiện phân luồng tiếp đón riêng, thực hiện khai báo y tế điện tử với tất cả các chuyên gia, đo thân nhiệt, sàng lọc để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cài đặt Bluezone khi ở Việt Nam.

Tại nơi lưu trú phải ở chỗ riêng biệt, bảo đảm giám sát y tế, không tiếp xúc cộng đồng, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm quá trình làm việc và trước khi rời Việt Nam.

Ông Khổng Minh Tuấn cho rằng, các chuyên gia sang làm việc ngắn ngày, khi ra khỏi nơi cư trú họp hành, ký kết, làm việc phải thực hiện theo đúng lịch đã được thông báo trước đó.

Quá trình thực hiện cuộc họp, ký kết với sự tham gia của các chuyên gia bảo đảm nghiêm ngặt quy trình phòng, chống dịch, có danh sách người dự họp, đo thân nhiệt, rửa tay xà phòng, đeo khẩu trang, không giải lao giữa giờ, bảo đảm khoảng cách.

Người tiếp xúc gần với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ trong thời gian lưu trú tại Việt Nam phải thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay, bảo đảm giãn cách và thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch Covid-19, tự theo dõi sức khỏe.

Sau khi dừng tiếp xúc, làm việc với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, những người này cần tự theo dõi sức khỏe, vẫn được làm việc bình thường, hạn chế tiếp xúc với cộng đồng trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.

Nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở cần tự cách ly tại nơi lưu trú, thông báo cho cơ quan y tế địa phương để được tư vấn và khám, xét nghiệm theo quy định.

Khi các chuyến bay quốc tế tăng lên, số lượng người nhập cảnh lớn hơn, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã tính đến phương án sẽ thành lập phòng xét nghiệm ngay ở sân bay, ưu tiên xét nghiệm nhanh kháng nguyên có độ chính xác cao như nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.

Theo Sở Y tế Hà Nội, khi các doanh nghiệp trong nước sản xuất được xét nghiệm nhanh kháng nguyên, ngành Y tế Thủ đô cũng sẽ đặt hàng mua.

Ngoài ra, ngành Y tế đã lên phương án đặt mua xét nghiệm nhanh kháng nguyên ở nước ngoài để thực hiện xét nghiệm ngay tại sân bay.

Mộc Lan

Tin khác

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe