Hà Nội: Một vụ vi phạm trật tự xây dựng xử lí 5 năm vẫn chưa xong

Thứ năm, 26/07/2018 11:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là vụ việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã kéo dài đến 5 năm mà vẫn chưa được xử lý đúng pháp luật, và tình trạng tương tự như thế này xảy ra khá nhiều nơi trên phạm vi cả nước. Đề nghị Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ đạo kiểm tra thực tế, tham mưu cho lãnh đạo Bộ hướng dẫn các địa phương thống nhất trong áp dụng pháp luật...

Theo phản ánh của bà Chử Thị Thu Hương (ngách nhà số 5 phố Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội):

Từ tháng 9/2013, gia đình ông Vũ Đình Sân và bà Trịnh Thị Thu (cùng địa chỉ trên) xây dựng lấn chiếm trái phép làm ảnh hưởng đến môi trường cuộc sống, đe dọa an toàn tính mạng hàng chục người sống trong gia đình bà Hương. Trong thời gian diễn ra việc xây dựng trái phép, bà Hương đã nhiều lần phản đối, yêu cầu phường đình chỉ, tháo dỡ nhưng phường làm ngơ, đồng thời tiến hành hòa giải giữa hai bên nhưng không thành. Tháng 11/2013, công trình xây dựng trái phép hoàn thành, bà Hương tiếp tục đấu tranh quyết liệt dẫn đến sự việc ngày 28/3/2014, UBND phường Văn Miếu ra Thông báo số 107/TB-UBND “Về việc tháo dỡ công trình vi phạm TTXD tại số 5 Ngô Tất Tố”, cho phép ông Sân tự tháo dỡ trong 7 ngày nếu không xong thì sẽ cưỡng chế theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, từ đó đến nay, đã 5 năm, công trình vi phạm vẫn tồn tại. Giải thích về sự kéo dài tới 5 năm chưa xử lý xong vụ việc vi phạm hành chính này, phường cho rằng dư luận nhân dân chưa đồng tình (thể hiện tại biên bản nhiều cuộc họp). 

 Ý KIẾN TƯ VẤN:

UBND phường Văn Miếu kéo dài tới 5 năm (2013-2018) mà không xử lý xong một vụ việc vi phạm hành chính đã rõ ràng (theo Thông báo số 107/TB-UBND: phải xử phạt bằng hình thức tháo dỡ) là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại mục a và mục b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành hành chính:

“a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”.

Báo Công luận
Thông báo số 107/TB-UBND ngày 28/03/2014  của UBND phường Văn Miếu “Về việc tháo dỡ công trình vi phạm TTXD tại số 5 Ngô Tất Tố” 

Thông báo số 107/TB-UBND ngày 28/3/2014 của UBND phường Văn Miếu “Về việc tháo dỡ công trình vi phạm TTXD tại số 5 Ngô Tất Tố”  đã xác định rõ ràng hành vi xây dựng công trình không phép là vi phạm TTXD và phải bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Như vậy, UBND phường đã hành xử trái pháp luật khi tổ chức “hòa giải” giữa bà Hương (một bên tranh chấp và bị thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây ra) với bên vi phạm. Vì sao? Vì đối với trường hợp này, luật không cho phép “hòa giải”. Thật vậy, căn cứ mục c khoản 1 Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở, Nhà nước không cho phép một bên tranh chấp “hòa giải” với bên có hành vi vi phạm pháp luật đã đến mức bị xử lý vi phạm hành chính. 

Tiếp đó, tại mục d khoản 1 Điều 5 (Phạm vi hòa giải ở cơ sở), Nghị định số 15/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở tiếp tục nói rõ: hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nếu hành vi vi phạm pháp luật đó chưa đến mức bị xử lý vi phạm hành chính. Nhưng, hành vi vi phạm pháp luật của gia đình ông bà Vũ Đình Sân -Trịnh Thị Thu đã đến mức bị xử lý vi phạm hành chính (buộc tháo dỡ công trình không phép theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ), thì đương nhiên không được phép hòa giải.

Giải thích về sự kéo dài tới 5 năm chưa xử lý xong vụ việc vi phạm hành chính này, chính quyền phường cho rằng “dư luận nhân dân chưa đồng tình”. Giải thích như vậy không có cơ sở, vì pháp luật không quy định trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền được phép “trì hoãn” xử lý vi phạm hành chính đến… 5 năm trời. Xin lưu ý, đây là vấn đề áp dụng pháp luật cụ thể vượt quá thẩm quyền cấp phường. Áp dụng pháp luật trong trường hợp này như thế nào cho đúng cần phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tránh tình trạng tiếp tục để vi phạm kéo dài thêm nữa. Mặt khác, trong quá trình xử lý vụ việc, chính quyền phường, quận cần thể hiện sự công tâm, công bằng đối với các bên. Thật là thiếu khách quan nếu chỉ quan tâm dư luận… “ủng hộ” việc giữ cho công trình vi phạm được tồn tại (?) mà bất chấp nỗi khổ của người bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm gây ra:

“Đặc biệt nghiêm trọng là việc xây dựng trái phép và không theo quy chuẩn xây dựng vi phạm TTXD này đã bịt kín không gian phía trước cửa nhà tôi, khiến nhà tôi không có không khí, ánh sáng, mùi xú uế của toilet công cộng, khói bếp than của xóm và bếp than của một gia đình đặt dọc lối đi chung không lối thoát xộc thẳng vào nhà tôi và tính mạng chúng tôi luôn bị đe dọa khi hàng ngày phải đi dưới cái ô văng có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào” (trích đơn bà Chử Thị Thu Hương gửi UBND quận Đống Đa và các cơ quan có thẩm quyền của TW và TP Hà Nội).

Vụ việc vi phạm đã kéo dài và tình trạng tương tự như thế này cũng xảy ra khá phổ biến nhiều nơi trên phạm vi cả nước. Vì vậy, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Bộ Xây dựng) kiểm tra thực tế, tham mưu cho lãnh đạo Bộ hướng dẫn các địa phương thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra