Hà Nội: Phấn đấu GRDP đầu người đạt gần 200 triệu đồng/năm

Thứ hai, 12/10/2020 10:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đến năm 2025, mục tiêu phát triển Hà Nội theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trình bày Báo cáo Chính trị tại Đại hội.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trình bày Báo cáo Chính trị tại Đại hội.

Bài liên quan

Tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025), trình bày Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, 5 năm tới, tình hình thế giới và khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; vị thế và tiềm lực của đất nước sau gần 35 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều. Với vai trò và vị thế Thủ đô, Hà Nội có những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen nhưng thời cơ, thuận lợi vẫn là chủ đạo. Cùng với cả nước, thế, lực và uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao; Hà Nội tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, sự hợp tác chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước; đặc biệt là có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nảy sinh trong quá trình đô thị hóa nhanh; tăng trưởng chưa thực sự ổn định, bền vững; tình trạng quá tải đối với hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; sự chống phá thường xuyên, quyết liệt của các thế lực thù địch; tình trạng suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống và tiêu cực khác trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa được khắc phục triệt để…

Báo cáo chính trị chỉ rõ 7 nhóm hạn chế, yếu kém chủ yếu trên các lĩnh vực, lĩnh vực phát triển kinh tế chưa tạo được các “đột phá lớn” và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Dịch vụ tăng trưởng thấp hơn mức tăng GRDP chung. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn chưa nhiều. Việc sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước chưa đạt mục tiêu. Khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự là một động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động liên kết vùng giữa Thủ đô với các địa phương trong vùng Thủ đô và cả nước chưa thật hiệu quả. Các chỉ số SIPAS  và PAPI  còn ở vị trí thấp so với cả nước.

Chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, an toàn giao thông vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa thấp, phát triển đô thị chưa đồng đều và chưa tương xứng với tiềm năng; xử lý ô nhiễm môi trường không khí, kiểm soát và xử lý nước thải... chưa đạt kế hoạch. Tiến độ triển khai một số dự án hạ tầng kỹ thuật thiết yếu còn chậm. Công tác phòng, chống cháy nổ còn hạn chế. Việc xử lý úng ngập, ùn tắc giao thông còn nhiều thách thức.

Công tác bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, vị thế Thủ đô. Phát triển công nghiệp văn hóa; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt kết quả như mong muốn. Văn hóa ứng xử của người dân trong gia đình và nơi công cộng chuyển biến chưa đồng đều, thiếu bền vững.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển. Kết nối hoạt động nghiên cứu giữa các nhà khoa học với thị trường và doanh nghiệp nhìn chung còn yếu. Thị trường khoa học, công nghệ ở Thủ đô còn nhiều hạn chế. Hiệu quả giáo dục đạo đức học đường, nếp sống, ứng xử văn minh ở các cấp học có lúc, có nơi còn hạn chế; chất lượng đào tạo nghề chưa theo kịp yêu cầu của thị trường lao động.

Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đồng đều ở các tuyến; công tác y tế dự phòng, nhất là ở cơ sở chưa thực sự bền vững. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng nguy cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị chậm cải thiện.

Công tác nắm bắt, dự báo tình hình và giải quyết khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn, xử lý một số vụ việc phát sinh còn hạn chế. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn chưa cao; cá biệt, có cấp ủy mất vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cá biệt có đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm, kỷ luật và bị xử lý hình sự.

Rút kinh nghiệm trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, trình bày tóm tắt Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, thứ nhất, quán triệt và chấp hành nghiêm túc, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào tình hình thực tiễn của Thủ đô; chủ động, tích cực tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành, các tổ chức quốc tế,…

Thứ hai, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm của Đảng bộ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; khơi dậy lòng tự hào, ý chí, khát vọng vươn lên, tạo động lực và không khí tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ của Thành phố.

Thứ ba, coi trọng đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn trúng và đúng những vấn đề quan trọng, tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả.

Thứ tư, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, gắn bó mật thiết, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng.

Thứ năm, chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, nhân rộng gương điển hình; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu và của cán bộ, đảng viên.

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”. Ảnh:TL

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”. Ảnh:TL

Cũng theo Báo cáo chính trị mục tiêu đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ Thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD.

Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là Thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh được cải thiện. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2016-2020 ước tăng 7,39%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng; nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tài chính, ngân sách luôn ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng, sau sắp xếp, hiệu quả hoạt động, thu nhập của người lao động được tăng lên; khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tiếp tục phát huy vai trò là một động lực của nền kinh tế. Mô hình kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX được quan tâm củng cố, hoạt động ngày càng đa dạng, tỷ lệ hoạt động hiệu quả ngày càng nâng cao. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả vượt bậc, giai đoạn 2016-2020 đạt 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015. Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước.

Minh Chí

Tin khác

Tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại

Tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại

(CLO) Lễ kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (1959 - 2024) nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Tin tức
Phòng, chống sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Phòng, chống sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024 bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương chỉ đạo, thực hiện các giải pháp phòng, chống tiêu cực, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi.

Tin tức
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các giao dịch liên quan đến 'tài sản số'

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các giao dịch liên quan đến "tài sản số"

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh "tài sản số" ("tài sản ảo", "tài sản mã hóa"), quản lý các giao dịch liên quan đến "tài sản số" ("tài sản ảo", "tài sản mã hóa"). Báo cáo Chính phủ kết quả nghiên cứu nhiệm vụ này trước ngày 31/12/2024.

Tin tức
Hai Thứ trưởng được kiện toàn làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Hai Thứ trưởng được kiện toàn làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

(CLO) Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được kiện toàn vào Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Tin tức
Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025

Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; về lâu dài tiếp tục nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền việc chuẩn bị các dự án đầu tư hạ tầng chiến lược.

Tin tức