Hà Nội: Phát hiện thêm 45 dự án chậm triển khai phát sinh sau giám sát

Thứ năm, 10/06/2021 16:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội phát hiện 45 dự án chậm triển khai phát sinh sau khi HĐND TP giám sát vào tháng 7/2018 đến tháng 3/2021.

Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà kết luận buổi làm việc. Ảnh: HNM

Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà kết luận buổi làm việc. Ảnh: HNM

Bài liên quan

Sáng 10/6, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực HĐND TP với các sở, ngành liên quan về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. 

Qua thực tế tái giám sát, Đoàn giám sát đã tổng hợp danh mục dự án vẫn chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay.

Trong đó, 66 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt; 324 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai tính đến tháng 4/2021.

Cụ thể, đối với 89 dự án chậm triển khai (tính đến năm 2012) còn tồn tại đã được Thường trực HĐND TP kiến nghị tại Báo cáo số 53/BC-HĐND ngày 20/9/2012, đến nay còn 56 dự án vẫn chưa được khắc phục dứt điểm các vi phạm theo kiến nghị giám sát. Đặc biệt, 22 dự án có quyết định thu hồi đất, nhưng đến thời điểm tái giám sát vào tháng 3/2021, vẫn còn 18 dự án chưa được thu hồi đất trên thực tế.

Bên cạnh đó, 383 dự án chậm triển khai giai đoạn 2012-2017, HĐND TP kiến nghị, đến nay vẫn còn 293 dự án tiếp tục chậm triển khai hoặc có các vi phạm.

Đặc biệt, trong số 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính từ năm 2018, đến nay vẫn còn 37 dự án chậm nộp tiền sử dụng đất gần 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, qua tái giám sát, Thường trực HĐND TP còn phát hiện thêm 45 dự án chậm triển khai phát sinh sau khi HĐND TP giám sát vào tháng 7/2018 đến tháng 3/2021.

Nguyên nhân là do quy định pháp luật về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng còn chồng chéo, chưa đồng bộ và chậm được tháo gỡ; việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành của UBND TP mang tính thời điểm, chưa xuyên suốt; chưa quy định trách nhiệm cụ thể của từng ngành, từng cấp trong việc phối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; nhiều chủ đầu tư dự án chấp hành pháp luật đất đai, chế độ báo cáo, giám sát đầu tư chưa tốt; vẫn còn tình trạng cố ý sử dụng đất sai mục đích hoặc cố tình chây ỳ triển khai dự án chậm tiến độ; đề xuất điều chỉnh gia hạn dự án nhiều lần; chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính…

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh, thời gian qua, mặc dù các sở, ngành đã tham mưu UBND TP tăng cường quản lý, xử lý các vi phạm đối với các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, song chưa đạt được kết quả như mong muốn, còn phát sinh thêm các dự án mới chậm triển khai. Hiện vẫn còn 66 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt; hơn 300 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, nhưng đến tháng 4/2021 vẫn chưa xử lý, giải quyết triệt để.

Để tăng cường quản lý, xử lý các vi phạm trên, Thường trực HĐND TP đề nghị các sở, ngành theo dõi, thanh tra, kiểm tra công tác triển khai thực hiện và tham mưu UBND TP xử lý vi phạm đối với nhóm các dự án mà đoàn giám sát kiến nghị; tăng cường việc quản lý thực hiện dự án theo quy hoạch và rà soát tiến độ điều chỉnh quy hoạch đối với từng dự án; đề xuất giải pháp ngăn chặn việc chủ đầu tư lợi dụng đề xuất điều chỉnh quy hoạch để kéo dài thời gian triển khai các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai của dự án. 

Sau buổi làm việc, các sở, ngành hoàn thiện báo cáo tổng hợp các dự án cụ thể, bao gồm cả những vi phạm, hướng giải quyết của các dự án có sử dụng đất đến Thường trực HĐND TP. 

Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND TP ban hành kết luận đợt tái giám sát; đồng thời, tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc xử lý dứt điểm đối với các dự án vốn ngoài ngân sách nhà nước, có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.

Minh Chí

Tin khác

Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

(CLO) Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 379/QĐ-TTg công nhận TP Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính), tỉnh Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức