Hà Nội sẽ có thêm 6 tuyến đường sắt đô thị ngầm tổng chiều dài khoảng 86,5 km

Thứ tư, 13/04/2022 09:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) TP Hà Nội đã định hướng giao thông ngầm chủ yếu là hệ thống các tuyến đường sắt đô thị xây dựng ngầm, gồm 6 tuyến (2, 3, 4, 5, 7, 8) với tổng chiều dài khoảng 86,5km, sâu trung bình khoảng 20m. Dự kiến, có 81 ga ngầm

Đồ án quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 vừa chính thức được công bố vào ngày 12/4.

ha noi se co them 6 tuyen duong sat do thi ngam tong chieu dai khoang 865 km hinh 1

Bản vẽ quy hoạch giao thông ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bài liên quan

Theo đó, Quy hoạch thuộc địa giới 20 quận huyện gồm: Khu vực nghiên cứu chính không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thuộc địa giới hành chính 20 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín. Khu vực nghiên cứu định hướng, kết nối tại 5 đô thị vệ tinh gồm: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên.

Các nội dung nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Giao thông ngầm; Bãi đỗ xe công cộng ngầm; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm; Công trình công cộng ngầm.

Theo quy hoạch, sẽ phân vùng chức năng để xây dựng. Cụ thể, phân 3 vùng theo chiều ngang gồm: Khu vực nội đô có khu vực nội đô lịch sử, từ Vành đai 2 vào trung  tâm sẽ đẩy mạnh phát triển không gian ngầm do cơ bản đã khai thác hết không gian trên mặt đất, mật độ đô thị cao. Còn tại khu vực nội đô mở rộng, từ Vành đai 2 đến Vành đai xanh sông Nhuệ sẽ tăng cường liên kết các không gian ngầm cục bộ tại các công trình đã và đang hình thành, tạo thành hệ thống liên hoàn.

Tại khu vực phát triển mới, từ khu đô thị Đông Vành đai 4 và Khu vực phát triển mới phía Bắc sông Hồng sẽ dự phòng quỹ đất cho phát triển đồng bộ giữa không gian ngầm và không gian nổi đồng bộ, hiện đại.

Cuối cùng là khu vực hành lang hai bên sông Hồng, sông Đuống sẽ hạn chế phát triển không gian ngầm, chỉ phát triển công trình hạ tầng ngầm...

Tại các đô thị vệ tinh, quy hoạch định hướng phát triển không gian công cộng ngầm xung quanh các tuyến đường sắt ngoại ô kết nối với đô thị trung tâm.

Một trong những nội dung quan trọng của đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là mạng lưới giao thông ngầm.  TP đã định hướng giao thông ngầm chủ yếu là hệ thống các tuyến đường sắt đô thị xây dựng ngầm, gồm 6 tuyến (2, 3, 4, 5, 7, 8) với tổng chiều dài khoảng 86,5km, sâu trung bình khoảng 20m. Dự kiến, có 81 ga ngầm (trong đó 7 ga tuyến  số 2 và số 4 là ga kết hợp).

Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng sẽ quy hoạch 78 bãi đỗ xe công cộng ngầm với tổng diện tích sàn là hơn 104ha, chủ yếu bố trí tại khu vực 4 quận nội thành cũ, công trình xây dựng từ 3 - 4 tầng hầm (tối đa đến 5 tầng hầm và bố trí kết hợp với các chức năng thương mại dịch vụ.

Về không gian công cộng ngầm, thành phố xác định các đầu mối giao thông công cộng lớn (TOD, ga  đường sắt đô thị, ga đường sắt  quốc gia) là hạt nhân phát triển không gian xây dựng công cộng ngầm.

Cụ thể, xác định 39 khu vực phát triển không gian công cộng ngầm tại khu vực nội đô (lịch sử và mở rộng) với tổng diện tích khoảng 954ha. Định hướng bố trí các chức năng: Dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí, ga ra ngầm gắn kết với các  tuyến đường sắt đô thị, nhà ga  trên tuyến.

Ngoài ra, đề xuất 65 vị trí khuyến khích hình thành không gian ngầm tại các khu vực phát triển mới phía Bắc sông Hồng và Nam sông Hồng với tổng diện tích khoảng 2.171ha.

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức