Hà Nội: Thiếu hụt trầm trọng trung tâm logistics

Thứ năm, 08/11/2018 15:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Văn Đức – Phó giám đốc Công ty cổ phần Hateco logistics cho hay, về quy hoạch, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 4 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 9 dự án đang hoàn thiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có các trung tâm logistics hạng 1 và 2. Như vậy, trong tương lai gần, chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng trung tâm logistics.

Báo Công luận
 Vận tải liên tỉnh đến Hà Nội có khối lượng lớn chiếm 55% tổng lưu lượng hàng hóa lưu chuyển (Ảnh TL)

Kho bãi, cơ sở hạ tầng quá hạn chế

Ông Trần Đức Nghĩa – Giám đốc Công ty Delta International cho biết, vận tải liên tỉnh đến Hà Nội có khối lượng lớn chiếm 55% tổng lưu lượng hàng hóa lưu chuyển, thì Hà Nội cũng chính là trung tâm logistics của cả nước.

Phân tích con số cụ thể, ông Nghĩa cho hay, tuyến Hà Nội – Hải Phòng, lượng hàng hai chiều trên cùng một tuyến vận tải là khá cân bằng, cụ thể, Hà Nội – Hải Phòng là 19%, và ở chiều ngược lại Hải Phòng – Hà Nội là 21%. Như vậy, nếu có 1 trung tâm logistics ở cả 2 đầu Hà Nội – Hải Phòng sẽ loại bỏ đi một cách căn bản xe “chạy rỗng” trên đường, giúp giảm chi phí không chỉ cho doanh nghiệp (DN) mà còn toàn xã hội.

Ông Nghĩa cho rằng, giao hàng chặng cuối đang là nút thắt của logistics Hà Nội. “Chúng ta đang làm logistics 4.0 với hạ tầng logistics truyền thống. Tôi đi khá nhiều nước trên thế giới, hiện chỉ có Hà Nội và Bangkok (Thái Lan) cấm xe vận tải vào Thủ đô, do không có hạ tầng giao thông đủ để đáp ứng cho nhu cầu logistics. Do đó, đã đẩy logistics vào tình thế khó khăn” – ông Nghĩa lí giải.

Trong khi đó, theo ông Phan Trọng Lê - Phó Trưởng ban Kế hoạch Đầu tư VietNam Post, hiện 1 ngày năng lực xử lý của Công ty là 750 nghìn đơn hàng, quy mô phát triển 5 - 10 năm nữa tăng lên 3 - 5  lần. Tuy nhiên, Công ty đang gặp vô vàn khó khăn liên quan đến kho bãi và cơ sở hạ tầng giao thông. Đây là bài toán chưa có lời giải.

Ông Nguyễn Văn Đức – Phó giám đốc Công ty cổ phần Hateco logistics cho hay, về quy hoạch, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 4 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 9 dự án đang hoàn thiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có các trung tâm logistics hạng 1 và 2. Như vậy, trong tương lai gần, chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng trung tâm logistics. Đáng chú ý, hiện Hà Nội chỉ có 1 trung tâm logistics hạng 1 và 1 trung tâm hạng 2. Câu hỏi đặt ra là đầu tàu kinh tế lớn nhưng số lượng này là quá khiêm tốn, liệu có đáp ứng được nhu cầu của thị trường?

Báo Công luận
Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ logistics của cả nước (Ảnh TL) 

Đủ điều kiện thành trung tâm dịch vụ logistics của cả nước

Ông Nguyễn Tương - cố vấn cao cấp Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) nhận định, Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ logistics của cả nước. Để làm được việc này, TP Hà Nội cần có chính sách cụ thể hóa luật pháp và quyết định của Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng logistics, như: ICD và các trung tâm dịch vụ logistics. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng các trung tâm dịch vụ tập kết hàng ngoài thành phố, sau đó dùng xe tải nhỏ đưa hàng vào, giải quyết ách tắc và an toàn giao thông nội đô, nhất là giờ cao điểm.

Hiện nay, thành phố có các cảng đường sông nhưng chưa phát huy được thế mạnh do hạn chế về thiết bị nâng hạ hàng hóa, hạn chế độ thông thuyền và việc vận chuyển hàng hóa bằng xe tải đi và đến từ các cảng sông do phải qua các đê sông Hồng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu việc phát triển dịch vụ vận tải đường thủy nội địa kết nối khu vực…

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, vị trí của Hà Nội trong bản đồ logistics của cả nước là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, hiện Hà Nội mới chỉ có 1 trung tâm logistics hạng 1 và 1 trung tâm logistics hạng 2 là chưa đủ. Về số lượng phải nhiều hơn, quy mô lớn hơn và trình độ công nghệ phải hiện đại hơn…

 Đức Minh

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp