Hà Nội: Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn

Thứ năm, 28/12/2023 21:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian tới, TP.Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các loại hình vận tải nhanh, khối lượng lớn. Xây dựng hệ thống bản đồ số trực tuyến; hệ thống vé thông minh, vé liên thông đa phương thức các loại hình vận tải hành khách công cộng.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hôm nay (28/12),  Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, lĩnh vực giao thông vận tải của Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2023.

ha noi uu tien phat trien van tai hanh khach cong cong khoi luong lon hinh 1

Thành phố Hà Nội hoàn thành, đưa vào khai thác cầu Vĩnh Tuy 2.

Ùn tắc giao thông vẫn phức tạp

Trong đó dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã phê duyệt 7/7 dự án thành phần, khởi công 6/7 dự án thành phần trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.

Riêng dự án thành phần 3 - đường cao tốc theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã phê duyệt dự án đầu tư và hiện đang khẩn trương triển khai các thủ tục tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

Hà Nội cũng đã nỗ lực tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội để hoàn thành đoạn trên cao vào quý II/2024 và vận hành toàn tuyến vào năm 2027.

Ngoài ra đã trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư của tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 1 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Khởi công các dự án đầu tư quan trọng như: cải tạo mở rộng quốc lộ 6 đoạn Hà Đông - Xuân Mai, đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long và cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.

ha noi uu tien phat trien van tai hanh khach cong cong khoi luong lon hinh 2

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn.

Tuyến đường kết nối đường trục Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3, hoàn thành và đưa vào khai thác đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở, hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Thành phố đang chuẩn bị và đầu tư hoàn chỉnh Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3 phía Bắc sông Hồng, Vành đai 3,5 và hệ thống các cầu vượt sông Hồng, sông Đuống…

Bên cạnh kết quả đạt được, ngành GTVT Thủ đô vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua như tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt khoảng 12,13%; trong khi theo quy hoạch yêu cầu phải đạt 20 - 26%.

Tốc độ tăng trưởng diện tích đất dành cho giao thông chưa cao không theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện. Vì vậy tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn vẫn đang diễn biến phức tạp.

Năm 2023, Hà Nội đã xử lý được 15/37 điểm ùn tắc nhưng lại phát sinh 11 điểm. Trên địa bàn thành phố hiện còn 33 điểm ùn tắc giao thông.

ha noi uu tien phat trien van tai hanh khach cong cong khoi luong lon hinh 3

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp.

Hoàn thành hơn 400km đường sắt đô thị trong 12 năm tới

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định, việc phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, vận chuyển nhanh được xác định là ưu tiên hàng đầu để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra phức tạp.

Đặc biệt việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là xương sống của vận tải hành khách công cộng.

Theo quy hoạch hiện nay, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8km có tổng mức đầu tư dự kiến trên 40 tỷ USD.  Nhưng hiện Thành phố  mới chỉ hoàn thành 13km (tuyến 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông) và đang thi công 12,5km (tuyến 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội).

Để hoàn thành được 404,8km còn lại trong 12 năm tới (đến năm 2035) kinh phí cần bố trí thực hiện là khoảng 37 tỷ USD (tương đương khoảng 850 nghìn tỷ đồng).

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả, khắc phục tồn tại, vượt qua các khó khăn, thách thức, trong thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung tổ chức thực hiện hoàn thành: Luật Thủ đô sửa đổi; Rà soát điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sau khi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sẽ tổ chức triển khai ngay việc lập, trình thẩm định phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch GTVT Thủ đô nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch và làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành.

Cùng với đó nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội để thực hiện Kết luận số 49 ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về việc cơ bản hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội vào năm 2035.

ha noi uu tien phat trien van tai hanh khach cong cong khoi luong lon hinh 4

Thành phố Hà Nội ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, vận tải nhanh.

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong quản lý, triển giao thông đô thị (triển khai hệ thống giao thông thông minh).

Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các loại hình vận tải nhanh, khối lượng lớn. Xây dựng hệ thống bản đồ số trực tuyến; hệ thống vé thông minh, vé liên thông đa phương thức các loại hình vận tải hành khách công cộng.

Ban hành Quy chế phối hợp cụ thể giữa các lực lượng chức năng trong việc tổ chức, đảm bảo an toàn giao thông. Bố trí chốt trực để phân luồng đảm bảo an toàn, giảm ùn tắc tại 234 nút giao thông có nguy cơ cao về ùn tắc.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn đảm bảo đáp ứng tiến độ yêu cầu. Trong đó có việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đưa vào khai thác vận hành thương mại đoạn đường sắt đô thị trên cao Nhổn - ga Hà Nội tới đây.

Rà soát, lựa chọn danh mục công trình hạ tầng giao thông cấp bách, trọng điểm tập trung để tập trung triển khai đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng theo từng giai đoạn đảm bảo tính khả thi.

Đối với việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị ưu tiên tập trung đầu tư dứt điểm theo tuyến đảm tính động bộ trên toàn tuyến và đảm bảo đồng bộ trên toàn tuyến, khớp nối với các loại hình vận tải công cộng khác, phát huy hiệu quả đầu tư với các tuyến đang triển khai.

Thực hiện nhiều giải pháp trong công tác giải phóng mặt bằng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các lĩnh vực.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Công bố tiêu chí tuyển sinh lớp 6 của Trường THCS 'hot' nhất quận 4

TP HCM: Công bố tiêu chí tuyển sinh lớp 6 của Trường THCS 'hot' nhất quận 4

(CLO) UBND quận 4 quy định các tiêu chí tuyển sinh năm học 2024-2025 riêng cho Trường THCS Vân Đồn.

Giao thông
Cảng hàng không Liên Khương sẽ đạt công suất phục vụ 5 triệu hành khách/năm

Cảng hàng không Liên Khương sẽ đạt công suất phục vụ 5 triệu hành khách/năm

(CLO) Tới năm 2030, cảng hàng không Liên Khương sẽ đạt công suất phục vụ 5 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm. Sân đỗ tàu bay đáp ứng 21 vị trí đỗ và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.

Giao thông
Gia Lai: Vướng mặt bằng, dự án đường nghìn tỷ nguy cơ chậm tiến độ

Gia Lai: Vướng mặt bằng, dự án đường nghìn tỷ nguy cơ chậm tiến độ

(CLO) Được thi công xây dựng từ tháng 12/2022, thế nhưng đến nay Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (Gia Lai) vẫn chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chậm giải phóng mặt bằng là nguyên nhân chính khiến dự án 1.200 tỷ này có nguy cơ chậm tiến độ.

Giao thông
TP HCM phấn đấu xoá 8 'điểm đen' tai nạn giao thông trong năm 2024

TP HCM phấn đấu xoá 8 'điểm đen' tai nạn giao thông trong năm 2024

(CLO) Sở Giao thông vận tải TP HCM (Sở GTVT) vừa có kế hoạch, đặt mục tiêu đến cuối năm 2024 sẽ xoá 8 điểm đen tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

Giao thông
Nâng công suất khai thác cảng hàng không Nội Bài lên 30 triệu khách/năm

Nâng công suất khai thác cảng hàng không Nội Bài lên 30 triệu khách/năm

(CLO) Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài sau khi hoàn thành sẽ nâng công suất khai thác của cảng lên 30 triệu hành khách/năm. Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tính cạnh tranh quốc gia.

Giao thông