Vụ cát tặc "rút ruột" ốc đảo Hồng Lam:

Hà Tĩnh - Nghệ An cần tăng cường liên kết xóa sổ 'cát tặc' khu vực giáp ranh

Thứ năm, 19/08/2021 07:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm ngăn chặn vấn nạn 'cát tặc', nhiều năm qua hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã cùng 'ngồi lại' hợp lực liên kết xóa sổ hoạt động khai thác cát trái phép ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh; tuy nhiên bởi nhiều lý do khác nhau mà vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Bài liên quan
Hà Tĩnh và Nghệ An cần thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các địa phương giáp ranh để xử lý, ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép.

Hà Tĩnh và Nghệ An cần thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các địa phương giáp ranh để xử lý, ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép.

Vì sao 'cát tặc' lộng hành trên sông Lam?

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng khoáng sản, Sở TN&MT Hà Tĩnh, một trong những nguyên nhân khiến “cát tặc” vẫn liên tiếp hoành hành tại Hà Tĩnh là do chính quyền địa phương (đặc biệt là cấp xã) chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý, chưa triển khai các biện pháp để quản lý khoáng sản, chưa khai thác theo quy định của Luật khoáng sản cũng như theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh;

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép chủ yếu diễn ra trên các tuyến sông có địa giới hành chính giáp ranh giữa địa bàn các huyện, và giữa địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Nghệ An; khai thác vào ban đêm, phương tiện, trang thiết bị chưa đáp ứng được nên gây khó khăn cho các ngành chức năng để kiểm tra, đấu tranh xử lý.

"Công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong kiểm tra, phát hiện, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép chưa chặt chẽ, thường xuyên, việc xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe dẫn đến hiệu quả chưa cao. Do nguồn vật liệu, đặc biệt là cát xây dựng được cấp phép khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế", Trưởng phòng khoáng sản, Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết.

Theo đánh giá của ngành chức năng, ngoài các mỏ cát được cấp phép khai thác, thì việc khai thác cát “lậu” vẫn xảy ra trên các tuyến sông Lam và sông La. “Cát tặc” hoạt động không có quy luật về thời gian, thường lợi dụng đêm tối, hoặc tờ mờ sáng, khu vực giáp ranh giữa các huyện và hai tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An để hoạt động kiểu “đánh du kích”…, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Trong khi phương thức, thủ đoạn các đối tượng khai thác cát trái phép sử dụng ngày càng liều lĩnh thì công tác quản lý nhà nước về hoạt động, khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi của một số địa phương, ngành còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Thậm chí một số chính quyền cấp xã còn có biểu hiện trông chờ, ỷ lại. Vì vậy, khi đoàn liên ngành làm rốt ráo, bàn giao địa bàn “sạch” cho địa phương quản lý thì một thời gian sau mọi việc lại đâu vào đó, như chưa từng có kiểm tra, xử lý.

Ngoài ra, thời gian qua, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và chính quyền địa phương có lúc còn thiếu chặt chẽ, chưa thật sự hiệu quả, nhất là công tác phối hợp tại hai địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh.

Các đơn vị doanh nghiệp được cấp phép mỏ cát khai thác trên địa bàn huyện Đức Thọ, Nghi Xuân đều cho rằng, đơn vị mất nhiều thời gian làm thủ tục mới được cấp giấy phép khai thác cát theo đúng quy định của Luật Khoáng sản, với chi phí cấp quyền khai thác rất lớn. Trong khi đó, tính toán sơ bộ, mỗi tàu trung bình hút cát trái phép được 3-4 chuyến/đêm, thu lợi hàng chục triệu đồng. Do đó, vì lợi nhuận mà “cát tặc” đã bất chấp kỷ cương, hành vi hút cát trái phép chưa có dấu hiệu lắng xuống, nguy cơ dễ dẫn đến sạt lở bờ sông đặc biệt trong mùa mưa lũ đang đến gần.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh, từ đầu năm 2021 đến nay, UBND tỉnh đã ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính 2 đối tượng có hành vi khai thác cát trái phép với tổng số tiền 100 triệu đồng; đồng thời tịch thu toàn bộ khoáng sản, phương tiện khai thác trái phép. Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã phát hiện, xử lý 11 vụ khai thác cát trái phép với tổng số tiền 200 triệu đồng (Trong đó, có 3 vụ bàn giao cho Công an Nghệ An xử lý), không có vụ việc khai thác cát trái phép nào bị khởi tố hình sự.

Ngoài ra, huyện Đức Thọ cũng đã kiểm tra, xử lý 21 vụ khai thác cát trái phép với số tiền 50,4 triệu đồng; huyện Nghi Xuân đã phát hiện, xử lý 6 vụ, trong đó đã xử lý 2 vụ với số tiền 40,5 triệu đồng, 2 vụ đang trong quá trình xử lý, 2 vụ đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính.

Bãi chiến trường của vấn nạn khai thác cát trên sông Lam quanh ốc đảo Hồng Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)

Bãi chiến trường của vấn nạn khai thác cát trên sông Lam quanh ốc đảo Hồng Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)

Tăng cường liên kết để chống “cát tặc”

Ngày 30/10/2017, UBND 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã ký kết Quy chế phối hợp số 3150/QCPH-HT-NA trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.

Theo đó, đối tượng áp dụng quy chế này đối với các cơ quan, đơn vị của hai tỉnh, gồm: UBND tỉnh; các sở, ban, ngành của hai tỉnh: Sở TN&MT, Công an tỉnh, Sở Công thương (Chi cục Quản lý thị trường), Cục Hải quan, Cục thuế tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng; UBND cấp huyện giáp ranh thuộc Hà Tĩnh: TX Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân, huyện Đức Thọ, huyện Hương Sơn và UBND cấp xã giáp ranh thuộc tỉnh Hà Tĩnh có  liên quan; UBND cấp huyện giáp ranh thuộc tỉnh Nghệ An: TP Vinh, TX Cửa Lò, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn và UBND cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An có liên quan.

Nội dung phối hợp là hai tỉnh sẽ cùng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, mua, bán tàng trữ khoáng sản trái phép vùng giáp ranh giữa hai tỉnh; Phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất việc thực hiện quy định của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác, vận chuyển và tàng trữ khoáng sản vùng giáp ranh giữa hai tỉnh; Quản lý kê khai nộp ngân sách Nhà nước, xác định nguồn gốc khoáng sản tiêu thụ trên hai địa bàn hai tỉnh và xuất khẩu khoáng sản; Xử lý, giải đáp thắc mắc và các thông tin phản ánh (báo chí, người dân) về khai thác khoáng sản tại các vùng giáp ranh giữa hai tỉnh.

UBND hai tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các cấp tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị có liên quan giữa hai tỉnh nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở khu vực giáp ranh.

Quá trình tổ chức thực hiện trường hợp phát sinh bất cập, vướng mắc, các cơ quan đơn vị kịp thời báo cáo về đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin tại hai tỉnh để được hướng dẫn, giải quyết. Định kỳ 6 tháng và 1 năm Sở TN&MT của hai tỉnh tổng hợp tình hình, kết quả phối hợp để tổ chức giao ban nhằm đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh, mặc dù Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh đã được ký kết cuối năm 2017, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được tổ chức sơ kết, tổng kết lần nào cả. "Giờ các đồng chí lãnh đạo, trưởng đầu ngành đã thay đổi rất nhiều, có những đồng chí đã nghỉ hưu nên chúng tôi đang cập nhật lại những thông tin họ tên, chức danh mới để có sự liên hệ, sau đó sẽ đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết lại Quy chế phối hợp giữa hai tỉnh".

Thiết nghĩ, thời gian tới, hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An cần có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương cũng như ở khu vực giáp ranh hai tỉnh, cụ thể hóa nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương. Ngoài ra cần đầu tư, bổ sung phương tiện và trang thiết bị cũng như nhân lực phục vụ tuần tra, kiểm soát, địa bàn quản lý rộng.

Ngoài ra, cần mở nhiều đợt cao điểm kiểm tra điểm nóng về khai thác cát trái phép; ngành chức năng xử lý, tịch thu phương tiện, xử phạt hành chính, cần xử lý hình sự một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng để tăng tính răn đe.

Trần Phong

Bình Luận

Tin khác

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ làm 15 người chết và nhiều người đang  mất tích

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ làm 15 người chết và nhiều người đang mất tích

(CLO) Sáng sớm ngày 10/9, một trận lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) làm ít nhất 15 người chết và nhiều người đang mất tích.

Đời sống
Các tỉnh miền Trung ủng hộ đồng bào tại các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ

Các tỉnh miền Trung ủng hộ đồng bào tại các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ

(CLO) Bão số 3 đi qua để lại những hậu quả nặng nề cho các địa phương phía Bắc. Với tấm lòng "tương thân tương ái", các tỉnh ở miền Trung đã phát động, ủng hộ kinh phí giúp Nhân dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định đời sống.

Đời sống
PVOIL phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

PVOIL phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Trước những thiệt hại to lớn do cơn bão số 3 gây ra, ngày 10/09/2024, Ban Lãnh đạo Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) tổ chức phát động kêu gọi toàn thể CBNV trong toàn Tổng công ty cùng chung tay quyên góp, chia sẻ phần nào khó khăn, mất mát mà đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải gánh chịu.

Đời sống
TP HCM ủng hộ 120 tỷ đồng cho đồng bào bị bão lũ ở miền Bắc

TP HCM ủng hộ 120 tỷ đồng cho đồng bào bị bão lũ ở miền Bắc

(CLO) Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM đã ủng hộ 120 tỷ đồng cho đồng bào chịu ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ vừa qua. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM cũng kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay, góp sức.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 11/9: Vùng núi, đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to, đề phòng ngập úng

Dự báo thời tiết ngày 11/9: Vùng núi, đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to, đề phòng ngập úng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 11/9, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ, có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; cần đề phòng lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Đời sống