Hà Tĩnh: Cát tặc 'rút ruột' ốc đảo Hồng Lam

Thứ năm, 01/07/2021 21:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau một thời gian tạm lắng, gần đây sông Lam đoạn chảy qua ốc đảo Hồng Lam ở xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh liên tục bị 'cát tặc' lộng hành 'rút ruột' khiến người dân lo lắng, bức xúc.

Đáng nói, tình trạng này đã kéo dài từ rất lâu, với hàng chục ha rừng phòng hộ bị vùi lấp, hàng trăm ha đất sản xuất nông nghiệp bị cuốn trôi theo dòng nước. Vấn nạn này đã được rất nhiều cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương phản ánh liên tục. Tuy nhiên, đến nay những bất an và lo lắng trên đây của người dân vẫn không hề được giải tỏa.

X

Video: "Bãi chiến trường" của hoạt động khai thác cát trái phép quanh 'ốc đảo' Hồng Lam

Dân xót xa nhìn ốc đảo 'chảy máu'

“Ốc đảo” Hồng Lam (ở thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có 160 hộ dân, 450 khẩu sinh sống nằm biệt lập giữa dòng sông Lam, bốn bề bao quanh là nước. Con đò gỗ trở thành “con đường huyết mạch” để người dân trong làng Hồng Lam vượt qua 670m đường sông, kết nối với thế giới bên ngoài và ngược lại.

Sông Lam vốn hiền hòa, thơ mộng bồi đắp nên những bãi phù sa màu mỡ, nuôi dưỡng mảnh đất Hồng Lam từ bao đời nay. Thế nhưng nhiều năm nay, “cát tặc” lộng hành khiến hàng chục mét đất mỗi năm ở nơi đây bị cuốn trôi theo dòng nước. Dẫn chúng tôi đến khu vực "cát tặc" đang lộng hành ở đầu làng, ông Lê Văn Tuyến, một người dân trong thôn Hồng Lam bức xúc cho biết: Dọc hai bên bờ sông Lam, đoạn chảy quanh 'ốc đảo' Hồng Lam cứ đêm đến, tàu khai thác cát lại hoạt động rầm rộ, khiếp lắm. Tàu này “ăn cát” xong rời đi, tàu khác lại đến. Rừng phòng hộ và đất sản xuất nông nghiệp của bà con trước đây ở tít ngoài kia, giờ hàng ngàn khối đất bị hà bá “nuốt chửng” xuống dòng sông Lam sâu thẳm.

Tình trạng sạt lở rừng phòng hộ ở ốc đảo Hồng Lam chưa có dấu hiện dừng lại

Tình trạng sạt lở rừng phòng hộ ở ốc đảo Hồng Lam chưa có dấu hiện dừng lại

"Trong các lần tiếp xúc cử tri, bà con đã phản ánh lên chính quyền các cấp. Vì thế, vừa rồi, lực lượng chức năng cũng có tuần tra kiểm soát, các đối tượng "cát tặc" thấy 'động' nên chúng liên tục thay đổi “chiến thuật” hoạt động. Thực tế việc khai thác cát trái phép đang hiện hữu, gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống người dân chúng tôi. Nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt, thường xuyên thì chỉ trong thời gian ngắn, đặc biệt mùa mưa lũ về sẽ thêm nhiều diện tích đất trồng, thậm chí cột chính tải điện cho cả làng cũng sẽ bị nước cuốn trôi", ông Nguyễn Tý cho biết.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi men theo dòng sông Lam đoạn chảy qua 'ốc đảo' Hồng Lam, càng thấy rõ hậu quả của nạn khai thác cát quá mức. Lòng sông khu vực này bị khoét rỗng; bờ sông bị tụt xuống rất sâu; chỉ cần một tác động nhẹ là hàng vạn m2 đất canh tác của bà con bị cuốn theo thủy thần. Dòng sông Lam cung ứng nước tưới, bồi màu cho nông nghiệp vùng 'ốc đảo' Hồng Lam đang ngày càng bị biến dạng nghiêm trọng.

Bao quanh ốc đảo này là những “bãi chiến trường” của hoạt động khai thác cát, những ụ cát khổng lồ, vô số hàm ếch lớn khoét sâu, sạt lở vào những diện tích đất màu của người dân. Nước sông Lam vốn xanh trong, nay quanh năm chỉ còn một màu nâu đục với những xoáy nước chảy xiết, cuộn sâu xuống lòng sông. Đất sạt lở, thay đổi dòng chảy khiến con sông Lam vốn hiền hòa, nay trở nên vô cùng hung dữ mỗi khi mùa mưa đến.

Cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị sạt lở rất nhiều.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị sạt lở rất nhiều.

Ông Nguyễn Thế Lục, Trưởng thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang cho biết, vấn nạn 'cát tặc' xảy ra từ lâu, song nhờ chính quyền ra tay nên có thời điểm cũng dẹp bỏ được. Tuy nhiên thời gian gần đây, nạn hút trộm cát vào ban đêm hầu như xảy ra thường xuyên, và không thấy bị ngăn chặn gì nên họ càng làm tới.

"Năm 2006 chúng tôi trồng 12 ha rừng phòng hộ, bây giờ chỉ còn lại 6 ha. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong thôn có 140 ha, nhưng mỗi năm do bị sạt lở vào sâu khoảng 10 m. Bình quân mỗi năm vùng này mất 2 ha đất canh tác", ông Lục cho biết.

Cũng theo Trưởng thôn Hồng Lam, tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, bà con trong thôn đều có kiến nghị lên chính quyền từ xã đến tỉnh. Công an cũng có vào cuộc, nhưng" cát tặc "hoạt động vào ban đêm nên rất khó giải quyết dứt điểm được.

Những hàng phi lao dần dần trôi theo dòng nước.

Những hàng phi lao dần dần trôi theo dòng nước.

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cũng cho rằng, nạn cát tặc đã có từ lâu, xã đã nhiều lần phản ánh lên các cấp. Huyện cũng tổ chức cho công an phục bắt được 2-3 vụ. Nhưng khi công an lơi tay thì đâu lại vào đó.

"Vừa rồi, người dân phát hiện cát tặc đang hút trộm vào ban đêm nên đã phát trực tiếp lên facebook. Lãnh đạo huyện thấy được, chỉ đạo công an nằm vùng bên thôn Hồng Lam vây bắt. Nhưng hình như bọn chúng "đánh hơi" được nên tăm thời nằm im chờ thời cơ, ông Tuấn nói.

"Đợt này huyện chỉ đạo xã và lực lượng công an trực thường xuyên, quyết xử lý bằng được. Vì vấn nạn này kéo dài đã lâu, bà con nhân dân kêu ca, phàn nàn quá nhiều rồi", Chủ tịch xã Xuân Giang cho biết thêm.

Người dân thôn Hồng Lam bỏ cả việc đồng áng để dẫn chúng tôi đi thị sát cảnh sạt lở.

Người dân thôn Hồng Lam bỏ cả việc đồng áng để dẫn chúng tôi đi thị sát cảnh sạt lở.

Làm việc với ông Lê Hữu Phong, Phó Phòng TN&MT huyện Nghi Xuân, ông Phong cho PV biết, tình trạng "cát tặc" này, tỉnh và huyện đã có nhiều đoàn kiểm tra. Tỉnh thành lập tổ liên ngành, giao cho Cảnh sát đường sông chủ trì, huyện cũng tổ chức lực lượng kiểm tra và đã phát hiện được 4 vụ trong mấy tháng gần đây.

"Theo tôi, lực lượng cảnh sát đường sông phải là đơn vị chủ lực. Ngoài ra, chính quyền sở tại cần đưa các lực lượng cùng vào cuộc. Nếu không làm đồng bộ, thường xuyên sẽ khó tránh khỏi việc bắt xong vụ này, hôm sau lại xảy ra vụ khác. Rất mong các các lực lượng, sở ngành cùng vào cuộc một cách kiên quyết, đồng bộ", ông Phong kiến nghị.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:

Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận

Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Trần Phong

Tin khác

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

(CLO) Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận 8 cá thể Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình, đây là loài động vật nguy cấp bảo vệ vì quý hiếm.

Đời sống
Dự báo thời tiết 27/4/2024: Cả nước tiếp diễn trời nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 41 độ

Dự báo thời tiết 27/4/2024: Cả nước tiếp diễn trời nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 41 độ

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 27/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt (vượt 41 độ C).

Đời sống
PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(NB&CL) Những năm qua, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng... với nỗ lực giảm tổn thất điện năng.

Đời sống