Hai năm đại dịch đầy gian nan với ngành du lịch 1.500 tỷ USD của Trung Quốc

Chủ nhật, 06/02/2022 08:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hai năm đại dịch kéo dài với vô vàn diễn biến phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch của Trung Quốc. Ít ai có thể nhìn thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm rằng sẽ có những chuyển biến tốt đẹp, nhiều công ty buộc phải chọn từ bỏ.

Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020 và khiến ngành du lịch chững lại, thị trấn cổ Ô Trấn ở Chiết Giang đã phải ra một quyết định khó khăn là đóng cửa ngay trước mùa cao điểm Tết Nguyên đán.

hai nam dai dich day gian nan voi nganh du lich 1500 ty usd cua trung quoc hinh 1

Người dân xếp hàng chờ tàu tại một nhà ga ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: AP.

Kể từ đó, giống như nhiều người làm việc trong ngành du lịch, Chủ tịch Du lịch Ô Trấn Chen Xianghong đã nhiều lần hy vọng rằng điều tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, việc đóng cửa tạm thời vẫn liên tục xảy ra. Lượng khách du lịch giảm đáng kể do hạn chế di chuyển giữa các tỉnh, khiến doanh thu giảm mạnh và buộc mọi người phải rời khỏi ngành.

Sụt giảm đáng kể

Theo thống kê Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, khách du lịch nước này đã thực hiện tới 3,25 tỷ chuyến đi chỉ riêng trong năm 2021, tăng 12,8% so với năm 2020, nhưng chỉ bằng 54% so với năm 2019. Tổng chi tiêu cho du lịch cũng tăng 31% trong năm ngoái, lên 2.920 tỷ nhân dân tệ (459 tỷ USD), song con số này cũng chỉ bằng một nửa mức chi tiêu vào năm 2019.

Vào tháng 1/2021, nhiều chính quyền địa phương khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ở lại địa phương thay vì về quê để đoàn viên như mọi năm. Điều này khiến mức đỉnh về lượt đi lại hàng ngày giảm 76,2% so với năm 2020.

Ít nhất 38 lệnh cấm đi lại liên tỉnh đã được áp dụng vào năm ngoái, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, do những đợt bùng phát lẻ tẻ và thời tiết khắc nghiệt diễn ra vào hầu hết các mùa du lịch cao điểm sau đó.

“Mùa xuân sẽ đến và đây sẽ là năm khó khăn cuối cùng”, ông Chen không ngừng lặp lại với bản thân và các nhân viên của mình.

Tuy nhiên, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần trong năm nay, một làn sóng bùng phát diễn ra trên khắp cả nước, khiến chính quyền địa phương một lần nữa cảnh báo về việc đi lại liên tỉnh và ban hành các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế người dân đi du lịch.

“Du lịch là một ngành được hỗ trợ bởi các đợt di chuyển và chi tiêu xuyên vùng. Nếu không có sự di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ thành phố này sang thành phố khác, thì sẽ không có thị trường”, ông Chen nhấn mạnh.

Năm 2019, Ô Trấn đã thu hút 9,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó 7/10 khách đến từ các tỉnh ngoài Chiết Giang. Tuy nhiên, khi mọi người lựa chọn các chuyến du lịch ngắn hơn, các công ty lữ hành truyền thống phụ trách đặt các chuyến đi và chuyến bay trở nên thất nghiệp. Nhiều hãng hàng không cũng chịu tổn thất lớn về tài chính.

China Airlines báo cáo lỗ 10,3 tỷ NDT (1,6 tỷ USD) trong 3 quý đầu năm 2021. China Eastern Airlines và China Southern Airlines lần lượt công bố mức lỗ 8,2 tỷ NDT và 6,1 tỷ NDT, do tác động của biến thể Delta và Omicron.

Vào năm 2019, du lịch và các ngành liên quan đã tạo ra khoảng 1.500 tỷ USD, chiếm 11,05% GDP của Trung Quốc. Với tư cách là một trong những lĩnh vực chính, họ đã tạo ra được 79,87 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, tương đương 10,31% tổng số việc làm.

Theo Wang Yu - Phó chủ tịch của Spring Travel, đại dịch đã khiến 11.000 đại lý du lịch phải đóng cửa kể từ năm 2020. Là một trong những công ty du lịch hàng đầu Trung Quốc, Spring Travel đã phải hoàn lại 4,13 tỷ NDT cho khách hàng chỉ trong vòng 2 năm qua.

Tổn thất nặng nề

hai nam dai dich day gian nan voi nganh du lich 1500 ty usd cua trung quoc hinh 2

Nhiều ổ dịch Covid-19 mới được phát hiện tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Với các yêu cầu cách ly nghiêm ngặt áp đặt đối với những người nhập cảnh vào Trung Quốc, du lịch quốc tế hầu như bị đóng băng. Do đó, các công ty du lịch nước ngoài phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Tập đoàn Du lịch CAISSA - một trong những công ty outbound (đưa khách đi nước ngoài) lớn nhất Trung Quốc trước đại dịch, đã báo cáo doanh thu 780 triệu NDT trong 3 quý đầu năm ngoái, giảm 34,32% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức lỗ ròng 260 triệu NDT (40,8 triệu USD). Trong khi đó, Tập đoàn UTour báo cáo khoản lỗ ròng 205 triệu NDT trong cùng kỳ.

Trước đại dịch, 95% hoạt động kinh doanh của Guan Wenlu tập trung vào du lịch nước ngoài. Công ty lữ hành có trụ sở tại Thâm Quyến của anh đạt doanh thu 100 triệu NDT vào năm 2019, song mọi hạn chế đi lại quốc tế sau đó khiến con số này giảm hơn 60% trong khi lợi nhuận ròng còn giảm sâu hơn.

Năm 2020, Guan Wenlu tìm cách phát triển các điểm đến và sản phẩm du lịch nội địa. Mọi thứ dường như có chuyển biến thuận lợi khi đầu năm 2021 đã thuận buồm xuôi gió mà không có bất kỳ đợt bùng nổ quy mô lớn nào.

Guan mong đợi mùa du lịch hè và dự định tăng lương dần cho nhân viên, từ mức đã bị giảm hơn một nửa. Tuy nhiên, đợt bùng phát tại Nam Kinh vào đầu tháng 7 lan đến khu du lịch nổi tiếng Trương Gia Giới và sau đó là cả nước, đã khiến cho mọi kế hoạch và hy vọng trở nên vô nghĩa.

“Mọi người đều nghĩ rằng ngành này đang đi đúng hướng để phục hồi. Ngay cả khi chúng tôi không thể tổ chức du lịch quốc tế thì vẫn có thể kiếm sống trên thị trường nội địa”, ông Guan chia sẻ.

Nhưng sau đó, công ty phải bắt đầu hoàn tiền cho khách từ tháng 8. Guan chia sẻ có tuần công ty ông phải hoàn lại đến 405 triệu NDT cho khách hàng. Kể từ đó, chưa có một thị trường nào không bị gián đoạn. Những đợt bùng phát hàng tháng khiến họ phải tạm hoãn nhiều chuyển đi.

“Chúng tôi thực sự chán nản sau một loạt những khó khăn, đặc biệt là khi bạn nuôi hy vọng cả năm sẽ tuyệt vời, sau đó bạn phải hủy bỏ công việc kinh doanh đã đạt được. Nó hoàn toàn khác với việc bạn không thể đạt được bất cứ điều gì ngay từ đầu”, anh Guan nói.

hai nam dai dich day gian nan voi nganh du lich 1500 ty usd cua trung quoc hinh 3

Đại dịch kéo dài hai năm với vô vàn diễn biến phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch của Trung Quốc. Ảnh: South China Morning Post.

Công ty của Guan đang hoạt động tốt hơn hầu hết các đối thủ. Anh chưa buộc phải cho thôi việc bất kỳ nhân viên nào, mặc dù một số đã quyết định rời đi để tìm chỗ làm mới.

Tại tỉnh Vân Nam, công ty lữ hành của Cun Xiaoquin hoạt động chưa đầy ba tháng vào năm ngoái, khi các ổ dịch mới liên tục được phát hiện khiến cho các tour du lịch đều bị hủy. “Phần đáng sợ nhất không phải là Covid, mà là không biết liệu bạn có thể tiếp tục công việc kinh doanh của mình vào ngày mai hay không”, Cun chia sẻ thêm rằng cô đã buộc phải cho thôi việc đến 80% nhân viên.

China International Travel Service Corporation, một trong những công ty du lịch lớn nhất của Hạ Môn, đã cho khoảng 2/3 nhân viên công ty, khoảng 200 người nghỉ phép dài hạn và không lương kể từ tháng 9. Nguyên nhân là do thành phố này bị phong tỏa vì là tâm dịch trong đợt bùng dịch mới nhất tại Phúc Kiến.

Lịch đặt phòng, tour trong và ngoài tỉnh Phúc Kiến đã bị hủy cho đến giữa tháng 10. Nơi đây hoàn toàn vắng khách du lịch trong kỳ nghỉ Tết Trụng thu và Quốc khánh tiếp sau đó.

Doanh nhân du lịch Xiao Yuanshan đã trả lương đầy đủ cho nhân viên của mình trong 5 tháng đồng thời tìm kiếm cơ hội ở thị trường du lịch nội địa, trước khi mất gần 1 triệu NDT và buộc phải giải tán công ty vào năm 2020.

Mong chờ phục hồi

“Mọi người đã hy vọng đại dịch sẽ sớm kết thúc ngay trong năm 2020, nhưng điều tồi tệ hơn đã gia tăng vào năm 2021 sau những đợt bùng phát liên tiếp”, Xiao nói. Hiện anh kiếm tiền từ các nội dung truyền thông về du lịch nhưng thu nhập vẫn bấp bênh.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc cho giai đoạn 2021-2025 bao gồm cả ngành du lịch. Song một số chuyên gia tin rằng năm 2022 vẫn có thể tồi tệ hơn đối với ngành này do sự bùng phát của dịch bệnh có thể gây thêm áp lực cho nền kinh tế, giảm mức độ sẵn sàng chi tiêu và buộc nhiều khách sạn phá sản hơn.

Theo Chen Miaolin, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Trung Quốc, tỷ lệ nợ trên tài sản của các khách sạn tại Trung Quốc là 75% trong năm 2021.

Guan Wenlu tin rằng ngành công nghiệp này phải thích ứng với sự thay đổi của khí hậu và sở thích của khách hàng, đồng thời hy vọng sự kiên trì của anh ấy sẽ giúp công ty anh có một sự phục hồi tốt đẹp ngay khi các biện pháp hạn chế di chuyển được gỡ bỏ hoàn toàn.

“Những người bi quan luôn đúng, nhưng những người lạc quan thì có một tương lai”, Gian nói. Trong khi đó, cựu nhân viên Chen Xianghong giờ bán trà kiếm sống qua ngày, chờ một ngành ngành du lịch phục hồi để được quay trở lại với nghề. Riêng Cun vẫn đang nuôi hy vọng vào một năm 2022 tốt đẹp hơn.

“Nếu năm 2022 giống như năm 2021 một lần nữa, tôi sẽ được gọi về quê để sinh con thứ hai”, Cun đùa.

Hương Vũ (Theo: South China Morning Post)

Bình Luận

Tin khác

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 3 tỷ euro sản phẩm dầu từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu xử lý các sản phẩm dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ 'lo lắng'

Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ "lo lắng"

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc: Chính quyền Mỹ đã áp đặt thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất vì chúng đã trở nên tốt hơn, đồng thời nhấn mạnh đây là hành động ngăn chặn đối thủ mạnh xâm nhập vào thị trường nội địa nước này.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp