Hai ông trùm đường dây buôn lậu 23 tấn vảy tê tê ở Trung Quốc bị tuyên 14 năm tù

Thứ năm, 07/01/2021 07:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một tòa án ở miền đông Trung Quốc đã kết án một nhóm buôn lậu tê tê với mức án cao nhất 14 năm tù và phạt hành chính hơn 1 triệu USD – đây được coi là lượng chế phẩm động vật hoang dã nhập lậu lớn nhất trong những năm gần đây ở Trung Quốc.

Hơn 23 tấn vảy tê tê bị tịch thu tại Ôn Châu, Chiết Giang sau hơn một năm điều tra. Ảnh: Xinhua

Hơn 23 tấn vảy tê tê bị tịch thu tại Ôn Châu, Chiết Giang sau hơn một năm điều tra. Ảnh: Xinhua

Tòa án Nhân dân Trung cấp Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang vừa đưa ra thông báo  cho biết, các bị cáo bị bắt giữ trong phi vụ buôn lậu hơn 23 tấn vảy tê tê đã bị xét xử.

Cụ thể, hai người cầm đầu nhóm buôn lậu họ Yao và Wang lần lượt lĩnh 14 và 13 năm tù giam. Cả hai bị cáo cùng chịu mức phạt hành chính tổng cộng 7 triệu NDT (hơn 1 triệu USD).

Theo SCMP, 15 bị cáo khác trong đường dây này cũng chịu mức án từ 15 tháng đến 12 năm tù giam.

Theo tuyên bố của tòa án, Yao và Wang đã bắt đầu nhập lậu vảy tê tê – thường được sử dụng trong các bài thuốc quý y học cổ truyền Trung Quốc – từ năm 2018. Nguồn gốc chủ yếu của các thùng hàng vảy tê tê chủ yếu là ở Nigeria, châu Phi và sau đó được các bị cáo vận chuyển qua cảng Busan, Hàn Quốc rồi nhập về nước bán cho các nhà thuốc cổ truyền với giá cao.

Cục Phòng chống buôn lậu thuộc Hải quan Hàng Châu và Sở Cảnh sát Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang cho biết đã triệt phá được đường dây buôn lậu này vào cuối tháng 10/2019 sau một năm điều tra. Theo đó, các thùng hàng chứa vảy, trộn với những lát gừng đã được dỡ xuống tại một cầu cảng ở Thượng Hải, sau đó được chuyển đến Ôn Châu và bị cơ quan hải quan địa phương thu giữ.

Trong năm 2019, giá vảy tê tê ở nước ngoài khoảng 11,40 đến 21,30 USD/kg trong khi giá bán ở Trung Quốc có thể đạt tới hơn 100 USD/kg vì được cho là có lợi cho sức khỏe. Vào thời điểm bị thu giữ, đây được coi xem là chuyến buôn lậu chế phẩm động vật quý hiếm lớn nhất từng được bắt giữ trong năm đó, với giá trị ước tính lên tới 114 triệu NDT (tương đương với 17,6 triệu USD).

Tê tê là ​​loài động vật hoang dã có vú bị săn bắt và buôn lậi nhiều nhất trên thế giới. Ảnh: Shutterstock

Tê tê là ​​loài động vật hoang dã có vú bị săn bắt và buôn lậi nhiều nhất trên thế giới. Ảnh: Shutterstock

Theo báo cáo trên tạp chí Science and Technology Daily, thông thường, mỗi cá thể tê tê chỉ lấy được 400 đến 600 gram vảy, do đó, số lượng thu giữ ở Ôn Châu ước tính tương đương với 50.000 cá thể tê tê bị giết hại.

Theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), ba trong số tám loài tê tê được tìm thấy ở châu Á và châu Phi, bao gồm tê tê tại Trung Quốc đều được liệt trong danh sách các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Chính quyền Bắc Kinh đã bắt đầu vào cuộc trong những năm gần đây, khi ban lệnh cấm săn bắt tê tê từ năm 2007 và ra luật cấm nhập lậu loài này cũng như chế phẩm của chúng vào năm 2018.

Tuy nhiên, nạn buôn lậu vẫn diễn ra tràn lan vì theo tương truyền dân gian, vảy tê tê là một vị thuốc quý có nhiều protein. Theo như thống kê từ Tổ chức Bảo tồn Đa dạng sinh vật học và Phát triển xanh của Trung Quốc, chỉ tính riêng trong năm 2019, đã có hơn 123 tấn vảy tê tê buôn lậu được phát hiện tại nước này.

Vào tháng 6 năm ngoái, chính quyền Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm sử dụng vảy tê tê trong các bài thuốc cổ truyền, nhận được sự tán thành lớn từ các nhà bảo vệ động thực vật.

Theo luật được ban hành tại Trung Quốc, những người săn bắt hoặc buôn bán động vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng sẽ phải đối mặt với mức án trên 10 năm tù giam cũng như phạt hành chính cao.

                                                                                  Hương Vũ

Tin khác

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024

(CLO) Ngày 2/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình tổ chức tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 tại một số địa phương trong tỉnh.

Đời sống
Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

(CLO) Để chủ động các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, đặc biệt trong dịp hè, Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo cần bố trí các biển cảnh báo, biển cấm và các giải pháp để bảo đảm an toàn; gia đình và nhà trường tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em,...

Đời sống
Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài đã được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống
ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

(CLO) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức trao tặng 50.000 cây giống gỗ lớn Lim, Huê cho các hộ dân khó khăn tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đời sống
Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

(CLO) Liên quan đến thông tin cho rằng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) tham gia vui chơi cùng nhóm người trên sông Pô Cô, trong đó có người chết đuối, UBND huyện này khẳng định thông tin trên là sai sự thật.

Đời sống