Hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, đô thị, sân golf

Thứ ba, 08/08/2023 20:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 8/8, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp với Sở TN&MT tổ chức tọa đàm lấy ý kiến sở ngành, chuyên gia, nhà khoa học về phương án phát triển ngành và nguyên tắc, cách thức tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Tại tọa đàm, đại diện các đơn vị tư vấn trình bày báo cáo tóm tắt về hiện trạng và biến động sử dụng đất; bảo vệ môi trường; khai thác sử dụng tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học…

han che chuyen doi dat nong nghiep thanh dat cong nghiep do thi san golf hinh 1

Quang cảnh tọa đàm

Từ những tồn tại, hạn chế được chỉ ra, các đơn vị tư vấn đã đề xuất các phương án phát triển từng lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường. Trong lĩnh vực đất đai, đã đưa phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Riêng với quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn có khả năng tạo sự tăng trưởng nhanh; bảo đảm ổn định diện tích đất trồng lúa, duy trì và bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển rừng và sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt; hạn chế đến mức thấp nhất chuyển đổi đất nông nghiệp trồng hai vụ lúa sang phát triển các khu công nghiệp, sân golf, các khu đô thị…

Đối với phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, đơn vị tư vấn đưa ra chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, 100% các loài đặc hữu, quý, hiếm có giá trị khoa học và kinh tế của Thủ đô được đưa vào bảo tồn hiệu quả tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và các vùng đất ngập nước quan trọng. 100% diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất ngập nước quan trọng và các hệ sinh thái đặc trưng trên toàn địa bàn Thủ đô Hà Nội được đưa vào chiến lược khai thác và bảo tồn ở các cấp độ khác nhau.

Về phương án bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội, đơn vị tư vấn đề xuất, mục tiêu đến năm 2030, ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường; chủ động phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất, không khí.

Đáng chú ý, đề xuất xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách và các điểm nóng về môi trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Góp ý phương án phát triển các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) Thủ đô, TS Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho rằng, làm thế nào, trong những năm tới, phải khẳng định môi trường Thủ đô là điểm nhấn: không khí sạch, nước sạch, không ùn ứ rác thải; nhắc đến Thủ đô là nhắc đến môi trường xanh, sạch, đẹp. Thực hiện được nhiệm vụ này cũng là nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, văn hiến, hiện đại. 

“Do đó, thời gian tới, không chỉ ngành TN&MT mà chính quyền Thành phố phải có quyết sách mạnh mẽ, cương quyết trả lại môi trường cho Hà Nội, phải có giải pháp để Hà Nội không còn phải chịu cảnh không khí ô nhiễm, các dòng sông vẩn đục. Có giải quyết được những tồn tại về môi trường thì Hà Nội mới thu hút được khách du lịch, mới thực sự trở thành điểm đến, là Thành phố đáng sống”, TS Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh.

Về phương án quy hoạch phát triển các lĩnh vực để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô, TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, Hà Nội không giống các Thủ đô khác là có cả thành thị và nông thôn. Chất lượng môi trường vì thế từng khu vực có sự khác nhau.

Do đó, Quy hoạch phải đưa ra những phương án cụ thể, và phải bám sát vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Phải phân tích rõ hơn về hiện trạng với từng quận, huyện, từng lưu vực sông, nhất là Hà Nội có chủ trương xây dựng mô hình “thành phố trong thành phố”, phát triển trục sông Hồng… rất cần phân tích hiện trạng từng khu vực xem còn có sức chịu tải, còn dư địa phát triển không. 

Cũng tại tọa đàm, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đánh giá, phương án phát triển do đơn vị tư vấn thực hiện khá chi tiết nhưng chưa toát lên Hà Nội sẽ bố trí không gian như thế nào cho các lĩnh vực này; chưa thấy các yếu tố xây dựng Thành phố xanh, hiện đại mà Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Hà Nội. Chưa xác định thành phố xanh là gì, trong khi đây là mục tiêu quan trọng trong xây dựng quy hoạch Thủ đô Hà Nội.Do đó, đơn vị tư vấn cần đánh giá rõ hiện trạng, nhất là hiện trạng về đất đai để từ đó có có phương án bố trí không gian cho từng lĩnh vực phát triển.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải ghi nhận, đánh giá các đơn vị tư vấn đã có sự chuẩn bi kỹ càng; các chuyên gia đóng góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện trăn trở trước những vấn đề lớn của thành phố liên quan đến công tác đất đai, tài nguyên thiên nhiên, môi trường… 

Sau buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị lãnh đạo Sở cùng các đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến đóng góp để tiếp tục phối hợp, bổ sung những vấn đề lớn, vừa trọng yếu lại vừa cụ thể, đặc biệt làm rõ nét mới, sự đột phá và tầm nhìn khát vọng của lĩnh vực, ngành trong lập Quy hoạch Thủ đô.

Trong đó, quan điểm về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường là sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, chú ý đến tài nguyên rừng trên địa bàn Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp; chú trọng không gian mặt nước của hệ thống sông, hồ và khai thác và sử dụng có hiệu quả không gian xanh của Thủ đô, từng bước xây dựng những khu vực đô thị đặc sắc kết hợp cây xanh, mặt nước, văn hóa, lịch sử và có chất lượng cao để thu hút giới tinh hoa đến sinh sống và làm việc, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô.

PV

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Tuyên truyền các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Thái Bình: Tuyên truyền các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

(CLO) Việc ban hành các dự thảo dự án luật có ý nghĩa chính trị và pháp lý rất quan trọng, tạo cơ sở vững chắc giúp lực lượng công an nhân dân chủ động trong công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách về bảo đảm an ninh trật tự.

Tin tức
Doanh nghiệp Thụy Điển có thể tìm kiếm đối tác Việt Nam phù hợp trong công nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp Thụy Điển có thể tìm kiếm đối tác Việt Nam phù hợp trong công nghiệp công nghệ cao

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, các doanh nghiệp của Thụy Điển có thể tìm kiếm được các đối tác Việt Nam phù hợp trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thông minh, chuyển đổi năng lượng xanh, lưới điện thông minh, đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn…

Tin tức
Việt Nam - Iran có chung khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc

Việt Nam - Iran có chung khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng Việt Nam và Iran tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng, có tính tự lực, tự cường, có chung khát vọng là xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Tin tức
Kiến nghị phân cấp, phân quyền trong cấp phép sử dụng tàu bay không người lái

Kiến nghị phân cấp, phân quyền trong cấp phép sử dụng tàu bay không người lái

(CLO) Liên quan đến tiêu chuẩn đăng ký, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, một số đại biểu cho rằng, việc cấp phép cho phương tiện này cần phân cấp, phân quyền cho các cơ quan, địa phương.

Tin tức
Báo cáo Thủ tướng về Đề án cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

Báo cáo Thủ tướng về Đề án cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

(CLO) Về Đề án cho phép Luật đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực sớm kể từ ngày 01/7/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Văn phòng Chính phủ đôn đốc các Thành viên Chính phủ cho ý kiến, tổng hợp, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14/5/2024.

Tin tức