Hãng hàng không Aeromexico nộp đơn xin bảo hộ phá sản

Thứ tư, 01/07/2020 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 30/6, Aeromexico, một trong những hãng hàng không lớn nhất của Mexico đã thông báo nộp đơn xin bảo hộ phá sản do những thiệt hại nghiêm trọng "chưa từng thấy" mà dịch COVID-19 gây ra.

Hãng hàng không Aeromexico nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Ảnh: TL.

Hãng hàng không Aeromexico nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Ảnh: TL.

Theo đó, Aeromexico đã thông báo nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ, sau khi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng "chưa từng thấy" do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật phá sản Mỹ là tiến trình pháp lý cho phép các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động dưới sự giám sát của một tòa án Mỹ trong khi được phép trì hoãn việc trả nợ để tái cơ cấu tài chính.

Thông báo của hãng trên nêu rõ: "Chúng tôi bắt đầu quá trình tự nguyện tiến hành tái cơ cấu tài chính theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ. Tiến trình pháp lý sẽ không làm gián đoạn các hoạt động của hãng hàng không."

Cũng giống như nhiều hãng hàng không khác trên khắp thế giới, Aeromexico đang bị đại dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn.

Tuyên bố của Aeromexico cũng nhấn mạnh: "Nhiều hãng hàng không hàng đầu trên thế giới đã sử dụng Chương 11 để củng cố tình hình tài chính của họ và duy trì vị thế là những công ty uy tín phục vụ hành khách trên toàn thế giới. Đó là những gì chúng tôi dự định thực hiện."

Trước Aeromexico, 2 hãng hàng không lớn khác trong khu vực Mỹ Latinh là LATAM (liên doanh giữa Chile và Brazil) và Avianca của Colombia cũng đã thông báo phá sản tại Mỹ hồi tháng 5 vừa qua.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, trong thời gian các nước áp đặt hạn chế xã hội để phòng bệnh COVID-19, doanh thu hàng không thế giới tính đến cuối tháng 5 vừa qua ước tính sụt giảm khoảng 18 tỷ USD, trong khi số các chuyến bay cũng giảm 93% (khoảng 200.000 chuyến/ngày).

Trong khi đó, tâm dịch Covid-19 hiện nằm ở châu Mỹ, chiếm khoảng một nửa tổng số ca nhiễm và ca tử vong của toàn thế giới, với hai ổ dịch lớn nhất là Mỹ và Brazil, cũng là hai nước có dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất toàn cầu. 

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cảnh báo trong trường hợp tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay, số ca tử vong tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe có thể lên đến 438 nghìn người vào tháng 10 tới.

Mộc Lan

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp