Hàng loạt chuỗi cửa hàng, các nhà chăn nuôi ở Mỹ chật vật vì thiếu cánh gà

Thứ hai, 24/05/2021 13:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà chăn nuôi gia cầm và các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại Mỹ đang chật vật với việc thiếu hụt cánh gà để đáp ứng nhu cầu tăng vọt khi nền kinh tế hàng đầu thế giới mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.

Khan hiếm nguồn cung cánh gà khiến nhiều nhà hàng thức ăn nhanh và nhà chăn nuôi gia cầm tại Mỹ “đau đầu”. Ảnh: Fox News.

Khan hiếm nguồn cung cánh gà khiến nhiều nhà hàng thức ăn nhanh và nhà chăn nuôi gia cầm tại Mỹ “đau đầu”. Ảnh: Fox News.

Vào đầu năm 2021, thịt gà giống như một món hời cho các nhà hàng ở Mỹ. Việc đóng cửa và hạn chế phòng ăn đã góp phần làm tăng lượng dự trữ gà trong các kho lạnh. Tuy nhiên, những tháng trở lại đây, khi nước Mỹ mở cửa lại nền kinh tế, món ăn ưa thích này lại rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung nặng nề, đẩy giá thành lên cao.

Theo Fox News, nhà sản xuất gia cầm lớn thứ ba của Mỹ Sanderson Farms cho biết họ không có khả năng cung cấp đủ cánh gà để đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại, dù trước đó, họ đã tung ra 40 triệu pound (hơn 18.000 tấn) mỗi năm.

“Chúng không có đủ nguồn cung cánh gà cho tất cả các đơn đặt hàng, dù là cho từ các cửa hàng bán lẻ, các chuỗi siêu thị đến những cửa hàng ẩm thực”, ông Joe Sanderson - CEO Sanderson Farms - cho biết.

Chia sẻ thêm, ông Joe cho biết đang có kế hoạch phân bổ lại lượng cung cấp cánh gà để đảm bảo “tất cả các khách hàng đều nhận được một lượng hàng vừa đủ”. Tuy nhiên, vị CEO cũng dự báo sự kết hợp của nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế sẽ đẩy giá thành của mặt hàng này tăng cao.

Từ đầu năm đến nay, giá cánh gà của Sanderson đã tăng lên 3,16 USD mỗi pound, tương tự đà tăng của các loại thịt gà khác. Điển hình, giá ức không xương đã tăng khoảng 236% kể từ cuối tháng 9 năm ngoái lên 2,25 USD mỗi pound, trong khi đó, gà nạc tăng 77% lên 2,43 USD mỗi pound.

2

Theo Wall Street Journal, đầu tháng này, nhiều cửa hàng thuộc chuỗi bán thức ăn nhanh của Mỹ đã phải hạn chế bán gà giòn không xương, gà phi lê, ức gà và cánh gà vì thiếu nguồn cung nguyên liệu. Nhiều cửa hàng bán thức ăn nhanh tư nhân đã ngừng bán cánh gà trong nhiều tuần qua.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Urner Barry, giá ức gà tại Mỹ đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm và giá cánh gà đang đạt kỷ lục.

“Nguồn cung tổng thể bị hạn chế”, Giám đốc điều hành Wingstop Charlie Morrison cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tuần này. Đại diện của Wingstop cho biết chuỗi cửa hàng này đang phải trả thêm 26% chi phí để thu mua cho cánh gà rút xương trong năm nay.

Ức gà không da không xương, sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp gia cầm, năm ngoái có giá trung bình khoảng 1 USD/pound, theo Urner Barry. Hiện ức gà không xương đang giao dịch ở mức 2,04 USD/pound, công ty cho biết. Trong thập kỷ qua, giá gà tại Mỹ trung bình chỉ rơi vào khoảng 1,32 USD/pound.

Mike Cockrell, giám đốc tài chính của Sanderson, công ty cung cấp gà cho các chuỗi, bao gồm Buffalo Wild Wings và TGI Fridays, và nhà phân phối dịch vụ thực phẩm Sysco Corp cho biết: “Nhu cầu về cánh nhiều hơn mức chúng tôi có thể đáp ứng .”

Đối với các nhà chăn nuôi gà, nhu cầu ngày càng tăng của các nhà hàng đang gây ra việc ùn tắc các đơn đặt hàng và đẩy giá ngũ cốc tăng cao, dẫn đến tăng chi phí nuôi gà của các công ty. Pilgrim\'s Pride Corp. , công ty thịt gà lớn thứ hai của Mỹ tính theo doanh số bán hàng, tuần trước đã báo cáo lợi nhuận hàng quý 100 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ riêng Sanderson Farms, hầu hết các nhà chăn nuôi gia cầm tại Mỹ đều đối mặt tình trạng thiếu hụt cánh gà. Hiện, Sanderson Farms đang xem xét việc xây dựng một nhà máy thịt gà mới để đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, chi phí vật liệu tăng cũng là một vấn đề khiến kế hoạch trên bị đình trị.

“Đây không phải một thời điểm thích hợp để xây dựng một nhà máy”, ông Joe Sanderson nhận định.

Ngoài việc nhu cầu tăng mạnh mẽ khiến cánh gà rơi vào tình trạng khan hiếm, ngành công nghiệp thịt gia của Mỹ cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân công, khiến cho sản lượng thấp hơn. Việc thiếu hụt nhân lực không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên, tình trạng này đang trở nên tồi tệ hơn và có thể đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho ngành sản xuất và chế biến.

Hương Vũ

Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp