Hàng loạt dự án trọng điểm tại TP. HCM được bố trí vốn đầu tư công

Thứ năm, 09/12/2021 17:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) HĐND TP. HCM thống nhất không điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất; thống nhất dự kiến bố trí nguồn vốn trung ương cho TP năm 2022 là 2.479 tỉ đồng; thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách nhà nước của TP là 42.508 tỉ đồng.

Chiều 9/12, kỳ họp thứ 4, HĐND TP. HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bế mạc và thông qua một số nghị quyết quan trọng.

Không tăng giá đất

Trong đó, các đại biểu HĐND TP. HCM đã Nghị quyết không tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022. Đây là năm thứ tư TP. HCM không thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất. Hệ số mới hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

hang loat du an trong diem tai tp hcm duoc bo tri von dau tu cong hinh 1

Trước đó, theo tờ trình của UBND TP. HCM, nhiều năm qua thành phố đã nỗ lực điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất từng bước tiệm cận giá thị trường. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến nay, nhất là năm 2021 dịch bệnh diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp, người dân...

Quá trình lấy ý kiến, liên sở Tài chính và Tài nguyên - Môi trường đưa ra 2 phương án: giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021 và tăng 0,5%. Hầu hết đơn vị đồng tình giữ nguyên giá đất trong năm tới.

TP. HCM phân làm 5 khu vực để áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất. Khu vực một là quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận. Khu vực hai gồm TP. Thủ Đức, quận 6, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú. Khu vực ba là quận 8, 12, Bình Tân. Khu vực bốn gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn. Huyện Cần Giờ được xếp vào khu vực năm.

Các dự án trọng điểm được bố trí vốn đầu tư công

Các đại biểu HĐND TP. HCM cùng thống nhất với phương án dự kiến bố trí nguồn vốn trung ương bố trí cho TP năm 2022 là 2.479 tỉ đồng.

Cụ thể, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương trong nước có 4 dự án gồm: dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên là 1.000 tỉ đồng; dự án xây dựng nút giao thông An Phú là 365 tỉ đồng; dự án xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM là 283 tỉ đồng; dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh là 120 tỉ đồng.

hang loat du an trong diem tai tp hcm duoc bo tri von dau tu cong hinh 2

Đối với vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương có 5 dự án gồm: dự án cải thiện môi trường nước TP, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 với số vốn là 190 tỉ đồng; dự án vệ sinh môi trường TP. HCM - giai đoạn 2 (WB) với số vốn là 400 tỉ đồng; dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP. HCM (SECO) với số vốn là 50 tỉ đồng; dự án cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP. HCM (dự án SPR) với số vốn là 11 tỉ đồng; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên là 60 tỉ đồng.

Đặc biệt, HĐND TP. HCM đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách nhà nước của TP. là 42.500 tỉ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công cân đối từ nguồn bội chi ngân sách TP. trong năm 2022 là hơn 9.900 tỉ đồng; vốn đầu tư công cân đối từ ngân sách TP. là hơn 32.500 tỉ đồng

Về phân bổ chi tiết tổng số vốn, HĐND TP. HCM thông qua mức vốn là 29.464 tỉ đồng. Trong đó, đối với vốn đầu tư công cân đối từ bội chi ngân sách TP. sẽ bố trí cho các dự án sử dụng vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ với tổng số vốn bố trí là 5.450 tỉ đồng. Còn vốn đầu tư công cân đối từ ngân sách TP với tổng số vốn là 24.013 tỉ đồng.

TP. HCM cũng dự phòng kế hoạch đầu tư công năm 2022 là 13.043 tỉ đồng sử dụng để tiếp tục bố trí bổ sung vốn cho các chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công được HĐND TP. HCM thông qua trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của TP trong các đợt điều chỉnh, bổ sung.

Đáng chú ý, đối với các dự án xây dựng trường học, y tế, giao thông phục vụ dân sinh, các dự án phục vụ công tác phòng chống dịch cần được quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ.

Đối với các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và các dự án đã có khối lượng và dự án có khả năng hoàn thành trong năm cần xem xét ưu tiên bố trí đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án, không để nợ đọng xây dựng cơ bản, người dân đồng ý giao đất nhưng không có nguồn vốn chi trả cho người dân trong vùng dự án.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô