Hàng Thái sẽ đánh bật hàng Việt trên thị trường nội địa?

Thứ sáu, 25/05/2018 08:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự tham gia ngày càng sâu rộng của doanh nghiệp Thái Lan cùng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Thái Lan đã giúp hàng Thái hiện diện ngày càng nhiều tại Việt Nam khiến hàng Việt đứng trước nguy cơ thua ngay trên thị trường nội địa.

Hàng Thái bây giờ đã hiện diện khắp Việt Nam, từ chợ truyền thống cho đến siêu thị, từ đại lý, cửa hàng chuyên bán đồ Thái Lan cho đến các cửa hàng trực tuyến, từ nông thôn cho đến thành thị.

 Hầu hết các mặt hàng như nhựa gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm, điện tử, ô tô, hàng Thái đều cạnh tranh với hàng Việt. Trong số xe nhập hằng năm, xe có xuất xứ Thái Lan luôn đứng đầu, như 4 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập khẩu 6.716 ô tô thì xe có xuất xứ từ Thái Lan đã chiếm trên 5.000 chiếc. 

Sức hấp dẫn của hàng Thái còn thấy rõ qua triển lãm Thương hiệu hàng đầu Thái Lan (Top Thai Brands 2018) diễn ra tại TP.HCM, từ ngày 10 - 13/5. Ngay trong buổi sáng khai mạc, nhiều gian hàng mặc dù chưa xong khâu trưng bày nhưng đã thu hút rất đông khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam. 

Hơn chục năm qua, người Thái đều đặn tổ chức các hội chợ hàng Thái tại Hà Nội và TP.HCM. Tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp Thái đã rất thành công và Công ty Cơ hội và Thách thức (Chance and Challenge Co.,Ltd) - doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm và mỹ phẩm là một điển hình. 

Người Thái đã thắng cuộc đua sở hữu hệ thống bán lẻ lớn nhất nhì Việt Nam. Hàng tiêu dùng Thái Lan đang có mặt ở khắp nơi trên thị trường Việt Nam. Giá tốt, chất lượng tốt, lại còn được bán tại rất nhiều các cửa hàng, siêu thị lớn. Dễ hiểu lý do hàng Thái Lan ngày càng được người tiêu dùng Việt ưa chuộng. 

Các đại gia Thái Lan đang dần "thâu tóm" thị trường bán lẻ Việt Nam khi bỏ hàng tỷ USD mua các hệ thống bán lẻ lớn ở Việt Nam như Metro Cash & Carry Việt Nam và Big C Việt Nam…

 Chỉ riêng Tập đoàn Central này đã có khoảng 100 trung tâm và cửa hàng trên cả nước, gồm trung tâm thương mại, cửa hàng thể thao, thời trang, khách sạn, cửa hàng điện máy, doanh nghiệp thương mại điện tử, nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh và các siêu thị. 

Báo Công luận
 Người Thái muốn quảng bá thương hiệu sâu rộng hơn nữa với người tiêu dùng Việt Nam, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường Việt. Ảnh: Như Hoa

Đầu tiên phải kể đến Central Group, một trong những đại gia Thái Lan hoàn tất thủ tục thâu tóm hệ thống bán lẻ BigC Việt Nam. Ngoài ra, Central Group cũng đã mua lại 49% cổ phần của hệ thống điện máy Nguyễn Kim. 

Giữa năm 2014, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) thuộc Tập đoàn ThaiBev chi gần 880 triệu USD mua lại toàn bộ chuỗi bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam. Đây được đánh giá là vụ mua bán - sáp nhập (M&A) quy mô lớn nhất trong ngành bán lẻ Việt Nam từ trước đến nay, khi Metro đang có 19 trung tâm trên cả nước, doanh thu năm 2012 - 2013 đạt hơn 690 triệu USD. 

Đại gia Thái bắt đầu từ mua toàn hệ thống bán sỉ Metro Cash, bình thản hạ dần rồi tiễn luôn hầu hết hàng Việt ra ngoài, dành toàn bộ cửa hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái.

 Bà Pitinun Samanvorawong - Lãnh sự Thương mại Thái Lan tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Thái Lan muốn quảng bá thương hiệu sâu rộng hơn nữa với người tiêu dùng Việt Nam. Để đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường các nước lân cận, Chính phủ Thái Lan đã có một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, đẩy mạnh sản xuất. Nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự lo lắng khi hàng Thái đổ bộ vào Việt Nam mà doanh nghiệp Việt lại chuyển mình chậm chạp. Điều đáng lo không chỉ ở hệ thống phân phối mà còn ở sản xuất, bởi phân phối sẽ chi phối sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp bán lẻ ngoại, gồm có Thái Lan, không những đầu tư vào hệ thống phân phối mà còn đầu tư vào sản xuất. 

Trong bối cảnh Việt Nam có những bước đi hội nhập và mở cửa mạnh mẽ hơn Thái Lan, đặc biệt là những hiệp định có ý nghĩa lớn như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... thì với việc tăng sự hiện diện tại Việt Nam, Thái Lan sẽ tận dụng xuất xứ và nhãn mác từ Việt Nam để được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu, đẩy mạnh kinh doanh sang các nước khác. 

Mối lo về hàng Thái khi nhà đầu tư nước này tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo cách nay 4 - 5 năm. Bởi, trước khi AEC hình thành, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu, khai thác thị trường các nước Đông Nam Á mà "điểm đến chính" là Việt Nam. 

Theo số liệu nghiên cứu của McKinsey năm 2014, có đến 52% doanh nghiệp Thái xác định cơ hội lớn nhất khi AEC hình thành là ở thị trường Việt Nam. 

Không chỉ đánh giá cao tiềm năng thị trường gần 100 triệu dân, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng nhanh, cộng với những tương đồng về văn hóa - xã hội giữa 2 nước là điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư Thái./.

Cẩm Tú

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp