Hành trình đưa công chúng trở về Ký ức Điện Biên

Thứ năm, 14/11/2019 09:08 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tác phẩm “Ký sự Điện Biên” vừa đoạt Giải Nhất Giải báo chí viết về kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Nhà báo Thanh Vân đại diện ê kíp thực hiện tác phẩm đã chia sẻ những khó khăn, vất vả khi thực hiện ký sự này.

“Chúng tôi mong rằng qua “Ký sự Điện Biên” này sẽ giúp cho những ai chưa được đến Điện Biên và những ai chưa biết hết về sự kiện Chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ một lần nữa được ôn lại lịch sử, được cảm nhận rõ hơn về những mất mát, hy sinh, để biết vì sao mà một dân tộc nhỏ bé lại có thể đánh bại một cường quốc, từ đó yêu và quý trọng hơn nền hòa bình của đất nước ta hôm nay” - BTV Thanh Vân, Đài PT-TH Lai Châu nhấn mạnh về thông điệp của “Ký sự Điện Biên” mà ê kíp thực hiện muốn gửi gắm. Tác phẩm vừa đoạt Giải Nhất Giải báo chí viết về kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Nhà báo Thanh Vân chia sẻ:

BTV Thanh Vân.

BTV Thanh Vân.

Đây là lần đầu tiên cá nhân tôi làm Ký sự vì trước đó do thời lượng trên Đài ít nên những thể loại này ít được sản xuất (do Đài PT-TH tỉnh Lai châu mới chia tách thành lập năm 2004). Tuy nhiên, vào thời khắc đó, tôi cũng như đồng nghiệp luôn tự nhủ với bản thân mình: “Nếu không muốn làm sẽ tìm lý do, nếu đã muốn sẽ tìm ra cách”. Sau cuộc họp ê kíp đã thống nhất lên kế hoạch thực hiện với hy vọng sẽ tạo được một tác phẩm có dấu ấn riêng và đọng lại nhiều cảm xúc với độc giả. Trước khi xuất phát thì chúng tôi chỉ có thời gian vẻn vẹn đúng hai ngày để chuẩn bị từ các việc lên ý tưởng, tìm hiểu sâu hơn về chiến dịch Điện Biên Phủ, tìm hiểu các địa danh lịch sử, tham khảo ý kiến của một số người từng ở Điện Biên... Và đến ngày 29/4, ê kíp gồm 6 người đã quyết tâm lên đường từ Lai Châu sang Điện Biên để thực hiện tác phẩm lắng đọng cảm xúc thời chiến này. Và thú thực, đây là một trong những lần tác nghiệp không thể quên đối với cá nhân tôi. 

Để hoàn thành được tác phẩm, chúng tôi cũng đã kết nối với đồng nghiệp ở Đài PT-TH Điện Biên, với Bảo tàng Điện Biên. May mắn là chúng tôi được sự giúp đỡ của các đơn vị, các thuyết minh viên nên đã nhanh chóng xâu chuỗi được các địa danh, các chi tiết, sự kiện và thời điểm lịch sử, tìm kiếm nhân chứng sống từng tham gia chiến dịch để chia sẻ lại thời khắc họ đã giành giật sự sống với bom đạn và quân thù, những khoảnh khắc hy sinh của đồng đội đầy mất mát đau thương... Trong quá trình thực hiện, chúng tôi dường như phải làm việc hết công suất và không ngừng nghỉ mới tải hết được lượng công việc đã lên kế hoạch. Khi đến Điện Biên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về chiến dịch thông qua các nhân chứng, nguồn tin mới. Bởi vì trước đây học lịch sử thì mọi người được học những kiến thức cơ bản, còn thực tế và chi tiết thì rất nhiều sự kiện khác. Các ý tưởng ban đầu dần có những thay đổi để phù hợp với thực tế cũng như cách thực hiện. Chúng tôi đặt lại điểm đến đầu tiên là Mường Phăng, cứ điểm quan trọng, sở chỉ huy của toàn chiến dịch. Sau đó mới là những điểm đến khác, như đồi kéo pháo, Đồi Him Lam, Đồi A1 và Hầm Đờ Cát. Và khi đến đây qua lời nhân chứng, chúng tôi lại được biết thêm đến địa danh Noong Nhai, nơi bị thực dân Pháp ném bom thảm sát trên 400 con người vào ngày 25/4/1954 khi chúng nhảy dù xuống Điện Biên. Và với những thông tin mới chúng tôi đã có được một ý tưởng kịch bản khá logic về mốc thời gian, địa điểm. Sau khi xong khâu tiền kỳ, chúng tôi trở về Lai châu bắt đầu vào sản xuất hậu kỳ, mà làm báo hình thì vất vả hơn vì cần rất nhiều khâu để hoàn thiện được tác phẩm. Vừa sản xuất vừa lên sóng, cứ liên tục như vậy để kịp tiến độ, đúng ngày 3/5, tập đầu tiên của Ký sự chính thức ra mắt, vừa sản xuất phát sóng trên kênh Lai Châu vừa phát trên VTV5 nên công việc phải chạy với tốc độ chóng mặt, làm ngày làm đêm.

Ê kíp phỏng vấn nhân chứng.

Ê kíp phỏng vấn nhân chứng.

Quả thực khó khăn lớn nhất đối với cả ê kíp chính là trong khoảng thời gian quá ngắn phải hoàn thành lượng công việc lớn, đảm bảo chất lượng tốt nhất, tuyệt nhiên không được phép có bất cứ sai sót nào. Và đối với người làm kịch bản như tôi lại lần đầu tiên được đặt chân đến mảnh đất lịch sử này có khá nhiều bỡ ngỡ. Những gì tôi lên ý tưởng ban đầu gần như bị “phá sản” khi bước vào thực tế. Tôi phải xây dựng lại kịch bản, căn cứ những tài liệu có được cùng thông tin chi tiết tại hiện trường để có những dữ liệu chính xác nhất, phản ánh trung thực nhất về lịch sử. Đến khi hoàn thiện kịch bản, tôi cùng đồng nghiệp ngồi trong phòng nghe lại toàn bộ băng ghi âm, vừa viết, vừa gọi điện cho người này, người kia để xác nhận và tra cứu lại các thông tin từ nhiều nguồn khác.

Không những thế, chúng tôi vừa xâu chuỗi các sự kiện vừa làm sao cho thật chính xác từng chi tiết nhưng phải đảm bảo được tác phẩm có tính nghệ thuật, hấp dẫn người xem. Để làm được điều này, ê kíp đã tận dụng hết tất cả các phương tiện, thiết bị có thể ghi âm, ghi hình để ghi lại. Do vậy lượng hình ảnh rất nhiều, vừa hình ảnh bay Fly cam, hình ảnh quay bằng máy quay, hình ảnh quay bằng osmo, điện thoại... Từ đó, chúng tôi cùng nhau sắp xếp, đưa hình ảnh và lời bình sao cho hợp lý, vừa phải hoàn thiện sớm vừa phải chuẩn xác từng giây hình. Kịch bản xong là biên tập rồi đọc ngay để dựng, chúng tôi gần như liên tục phải thức đến 3-4h sáng. Áp lực về thời gian nhưng chúng tôi luôn xác định đã kỳ công thai nghén, nhào nặn tác phẩm thì không có lý do gì lại không cố gắng, nỗ lực hết mình để cho ra đứa con tinh thần thật hoàn hảo. Điều ấy không phải bởi vì thành tích mà hơn hết chúng tôi mong rằng qua Ký sự Điện Biên này sẽ giúp cho những ai chưa được đến Điện Biên và những ai chưa biết hết về sự kiện Chiến dịch Điện biên Phủ sẽ một lần nữa được ôn lại lịch sử, được cảm nhận rõ hơn về những mất mát, hy sinh, để biết vì sao mà một dân tộc nhỏ bé lại có thể đánh bại một cường quốc, từ đó yêu và quý trọng hơn nền hòa bình của đất nước ta hôm nay.

Chúng tôi vô cùng xúc động bởi sau khi phát sóng và đăng tải lên mạng Ký sự Điện Biên nhận được sự quan tâm của rất nhiều người xem. Mặc dù chúng tôi chưa làm một điều tra nào có con số chính xác nhưng tôi tin rằng khi thưởng thức Ký sự Điện Biên, người xem sẽ cảm nhận được giá trị lịch sử, cảm nhận được mảnh đất, con người Điện Biên cũng như chiến công vang dội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc đối với các thế hệ. Từ đó, lòng luôn hướng đến sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã hy sinh. Cũng như cá nhân tôi, sinh ra khi đất nước đã hòa bình, khi thực hiện ký sự này tôi vỡ vạc ra nhiều điều hơn những gì tôi đã được học. Tôi hiểu hơn và thấy xúc động trước những đau thương mà những người dân nơi đây đã trải qua. Cùng với đó, tôi càng trân quý hơn cuộc sống của hiện tại, và quyết tâm để cống hiến nhiều hơn nữa cho công việc, cho xã hội, để thấy mình không phải hổ thẹn với những người đã vì độc lập dân tộc mà ngã xuống cho Tổ quốc tươi đẹp hôm nay.

Huy Hoàng (Ghi)

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo