Hành trình ký họa Châu Á đến Hà Nội

Thứ sáu, 27/09/2019 19:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn 350 họa sĩ chuyên và không chuyên quốc tế sẽ đến Hà Nội vẽ ký họa phố cổ từ 3 - 6/10 tới trong sự kiện Hành trình ký họa Châu Á Hà Nội 2019.

Phố Hàng Điếu- Ký họa của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội

Phố Hàng Điếu- Ký họa của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội

Trong các ngày từ ngày 3 – 6/10/2019 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện Hành trình Ký họa châu Á Hà Nội 2019 – Asia-link Sketchwalk Hanoi 2019 do nhóm Ký họa đô thị Hà Nội đăng cai tổ chức.

Sự kiện sẽ được khai mạc vào vào lúc 18h00 ngày 03/10 tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên (13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Sự kiện “Hành trình Ký họa châu Á Hà Nội 2019” là hoạt động được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019) tổ chức tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Số lượng thành viên đăng ký chính thức trong sự kiện là 350 người là kiến trúc sư, Họa sỹ, những người đam mê ký họa ở các độ tuổi khác nhau từ 6 đến 70 tuổi, đến từ 18 nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Pháp, Malaysia, Philippines…  Trong khuôn khổ sự kiện, sẽ diễn ra 6 buổi hướng dẫn kỹ thuật (workshop) của 6 họa sĩ danh tiếng hàng đầu khu vực châu Á trong lĩnh vực ký họa đô thị với các phong cách khác nhau như Kiah Kiean Chng (Malaysia), Elena Kilimova (Nga), Alvin Mark Tan (Singapore), Darman Angir (Indonesia); 10 buổi vẽ thực hành do các họa sĩ Arkar Myo, Akri Mark, Supmanee Chai, Khoo Cheang Jin, Bình Chu, Thụy Dương, Đinh Hải… Ngoài ra còn có 3 buổi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm của 3 họa sỹ nổi tiếng Pramote K (Thái Lan), Tia Boon Sim (Singapore) và Khoo Cheang Jin (Malaysia).

Một buổi dã ngoại của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội.

Một buổi dã ngoại của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội.

Với mục tiêu khắc họa một cách rõ nét chân dung phố cổ Hà Nội, tất cả các họa sĩ tham dự sẽ được chia thành 10 nhóm, mỗi nhóm hơn 35 người, trong 4 ngày liên tục sẽ lần lượt ký họa toàn bộ khu phố cổ, bao gồm: Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu, Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, Chợ Đồng Xuân, Tam phủ Linh Từ, Ô Quan Chưởng, các phố trong phạm vi khu vực phố cổ, Nhà Hát Lớn Hà Nội, Nhà thờ Lớn… Các tác phẩm trong thời gian diễn ra sự kiện sau đó sẽ được triển lãm vào buổi Bế mạc diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào hồi 18h00 ngày 6/10.

Ngoài hoạt động chính là vẽ ký họa, người tham dự còn được giới thiệu các đặc trưng văn hóa của Hà Nội như được mặc trang phục áo dài, vẽ nón lá, vẽ quạt, thưởng thức các món ăn đặc sản của Hà Nội như phở, bún chả, giò lụa, chả cốm, các loại bánh truyền thống như bánh phu thê, bánh cốm… Tất cả sẽ được dựng lại trong một không gian thuần Việt phảng phất hơi thở của phố phường Hà Nội, kỳ vọng sẽ mang đến những cảm xúc trọn vẹn và sâu đậm về một Hà Nội bình dị, thân thiện, mến khách và vui sống.

Ngôi nhà cổ số 8, Chân Cầm, Hà Nội. Tranh của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội.

Ngôi nhà cổ số 8, Chân Cầm, Hà Nội. Tranh của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội.

Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội là một nhóm bao gồm các thành viên yêu Hà Nội, yêu cái đẹp và mong muốn lưu giữ những giá trị văn hóa đô thị thông qua ký họa như một hình thức ghi lại nhật ký đô thị bằng ký họa. Hoạt động của nhóm không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và kiến trúc của các công trình đô thị, là hoạt động chuyên môn của các kiến trúc sư, nhà thiết kế, họa sỹ.

Thông qua vai trò hướng dẫn, truyền lửa cho các thành viên, nhóm đang từng ngày, từng giờ vẽ và ghi chép lại những công trình cổ và giá trị, đang bị phá bỏ vì quá trình đô thị hóa tại Việt Nam; vẽ và ghi chép lại những chi tiết hoa văn không có cơ hội được sản xuất và không được mọi người biết đến, đi kèm với nó là các công trình của cũ do người nước ngoài mang đến Việt Nam; thể hiện những giá trị vật chất và phi vật chất thuộc về đời sống đô thị, đang trong quá trình đô thị hóa, sẽ bị quên lãng vào quá khứ thông qua đó nâng cao ý thức gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa đô thị cũng như quảng bá hình ảnh đô thị Hà Nội với cộng đồng trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhóm còn hướng đến mục tiêu xã hội, kết nối cộng đồng và nâng cao ý thức cộng đồng về giá trị của đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, nơi có nền văn hiến lâu đời và đậm bản sắc riêng. Mọi thành phần xã hội đều có thể tham gia, chia sẻ và đánh giá.

Nhà hát Lớn Hà Nội- Ký họa của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội.

Nhà hát Lớn Hà Nội- Ký họa của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội.

Thông qua ký họa đô thị, các thành viên lớn tuổi được hồi tưởng và sẻ chia những ký ức về Hà Nội, về quê hương với bạn bè và các thế hệ sau; các bạn trẻ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Với trẻ em, các con là cánh tay nối dài và tương lai của nhóm. Các con thêm yêu quê hương, thủ đô, yêu cái đẹp và thế giới mà các con đang sống.  Ghi nhận tình yêu Hà Nội và nỗ lực hoạt động của hơn 4.000 thành viên, ngày 26/8/2019 vừa qua, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội đã vinh dự nhận được Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Hành động vì tình yêu Hà Nội. Giải thưởng là sự khích lệ về tinh thần, niềm tự hào của các thành viên đồng thời cũng là động lực để các thành viên dồn toàn lực cho việc tổ chức sự kiện Hành trình Ký họa châu Á Hà Nội 2019 lần này.

Tử Hưng

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa