Hậu trường vụ rò rỉ tài liệu báo chí lớn nhất trong lịch sử

Thứ năm, 07/04/2016 03:16 AM - 0 Trả lời

Chính trường thế giới những ngày này đang rúng động trước vụ rò rỉ tài liệu báo chí lớn nhất trong lịch sử. Theo đó, 11,5 triệu tài liệu mật đến từ Công ty luật Mossack Fonseca (Panama) cho thấy ít nhất 140 chính trị gia, quan chức từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 72 đương kim và cựu lãnh đạo, có liên hệ bí mật với các công ty nước ngoài để tránh bị giám sát thuế từ quốc gia họ...

(NBCL) Chính trường thế giới những ngày này đang rúng động trước vụ rò rỉ tài liệu báo chí lớn nhất trong lịch sử. Theo đó, 11,5 triệu tài liệu mật đến từ Công ty luật Mossack Fonseca (Panama) cho thấy ít nhất 140 chính trị gia, quan chức từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 72 đương kim và cựu lãnh đạo, có liên hệ bí mật với các công ty nước ngoài để tránh bị giám sát thuế từ quốc gia họ. Có rất nhiều điều đáng nói từ hậu trường cuộc điều tra mang tên “The Panama Papers”(Hồ sơ Panama) do tờ Süddeutsche Zeitung (Đức) và Hiệp hội Các nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) dẫn đầu trong 1 năm qua với sự cộng tác của 370 phóng viên đến từ hơn 100 cơ quan truyền thông tại 78 quốc gia trên toàn thế giới.

mossack-large_trans++Ycr1RrDab1C1CeaI0a6D88MYDjbcs_nDlOsI_j5kKM8

11,5 triệu tài liệu mật và hơn 140 nhân vật cỡ bự

Từ ngày 3/4/2016, nhiều tờ báo đã cho đăng tải các bài viết dựa trên 11,5 triệu bản tài liệu, gồm 4,8 triệu email, 2,5 triệu bộ hồ sơ, với khoảng 2,6 terabyte dữ liệu được lấy từ hệ thống nội bộ của hãng luật Mossack Fonseca trong vụ Tài liệu Panama. Nó lớn gấp nhiều lần so với vụ rò rỉ chấn động thế giới năm 2013 sau khi Edward Snowden tiết lộ hàng loạt tài liệu mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) về các chương trình theo dõi, nghe lén điện thoại của Mỹ và các nước châu Âu (Trong vụ tiết lộ của Edward Snowden thuộc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ có 1,5 triệu tài liệu bị tung ra). Khối lượng tài liệu được tiết lộ trải dài trong suốt 40 năm từ 1977 cho tới cuối 2015. Tờ Süddeutsche Zeitung của Đức cho biết các phóng viên của họ có được tài liệu từ một nguồn bí mật. Báo này sau đó chia sẻ tài liệu cho các tờ báo khác như The Guardian của Anh và trang ICIJ.

Khoảng 140 chính trị gia của hơn 50 nước cũng như các nhân vật nổi tiếng đã được nêu tên trong bộ hồ sơ mật này. Trong số họ có các nguyên thủ quốc gia, các trợ lý của các nguyên thủ, và các quan chức được bầu ra. Những người này đều bị cáo buộc có hành động trốn thuế, rửa tiền phi pháp thông qua các công ty ma (shell company) mà Mossack Fonseca đứng ra tạo dựng.

Bên ngoài giới chính trị gia, tài liệu phanh phui thông tin Juan Pedro Damiani, thành viên Ủy ban Đạo đức FIFA, có những giao dịch kinh tế với 3 người trong vụ bê bối hối lộ của FIFA bao gồm cựu Phó Chủ tịch Eugenio Figueredo và bố con Hugo và Mariano Jinkis, đội ngũ đã dùng tiền để chiếm quyền phát sóng giải bóng đá ở Nam Mỹ. Ngôi sao bóng đá Barcelona và Argentina Lionel Messi cũng đang vướng mắc vào các vụ kiện pháp lý về trốn thuế ở Tây Ban Nha. Lionel Messi và bố của anh bị phát hiện sở hữu thêm một công ty bù nhìn ở Panama mang tên Mega Star Enterprises Inc với mục đích không gì khác: trốn thuế.

Nạn nhân cao cấp nhất” trong số này là Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson – người được cho là cùng với vợ đứng ra nhờ Mossak Fonseca lập một công ty ma để từ đó tích trữ hàng triệu USD đầu tư trong các ngân hàng lớn Iceland. Thế nhưng ông này thì cũng được nói là “chưa có bằng chứng rõ ràng”. 107 tờ báo và 370 phóng viên vào cuộc Mọi chuyện bắt đầu vào những tháng cuối năm 2014 khi một nguồn tin giấu tên liên lạc với Bastian Obermayer, phóng viên điều tra từ tờ Suddeutsche Zeitung của Đức, và hỏi liệu họ có muốn tiếp cận với một nguồn thông tin giá trị về các giao dịch mờ ám liên quan tới hàng loạt chính trị gia nổi tiếng ở châu Âu hay không. Dĩ nhiên câu trả lời là có. Nhưng trước vụ việc quá lớn và số lượng tài liệu quá “khủng”, dĩ nhiên, một mình Suddeutsche Zeitung không thể làm được gì.

Việc những dữ liệu rò rỉ liên quan tới những nhân vật, vụ việc khắp thế giới khiến “Hồ sơ Panama” trở thành một dự án mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều phóng viên, hãng thông tấn, báo chí lớn đến từ nhiều quốc gia. Đáng lưu tâm nữa là để triển khai Dự án “Hồ sơ Panama” đòi hỏi những nỗ lực tài chính và công sức không nhỏ trong bối cảnh kinh doanh truyền thông gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay. Thêm nữa, không thể không nhắc tới tính chất nhạy cảm liên quan tới nhiều nhân vật cỡ bự cũng khiến không ít tờ báo lớn, như: New York Times, Wall Street Journal và Washington Post cũng từ chối không theo sát vụ việc.

Tuy nhiên, quyết là làm. Suddeutsche Zeitung sau đó bắt tay với ICIJ để cùng tiến hành điều tra. Tổng cộng 107 tờ báo ở 76 quốc gia, phối hợp với Liên đoàn các nhà báo điều tra (ICIJ), đang tham gia xử lý số tài liệu lên đến 11,5 triệu văn bản kéo dài trong khoảng năm 1977-2015 của Công ty luật Panama Mossack Fonseca. ICIJ cho biết 370 phóng viên tại hơn 100 tờ báo đã làm việc miệt mài với 25 ngôn ngữ để điều tra Công ty Mossack Fonseca và các khách hàng của họ, bao gồm cả các nhân vật chính trị ở các nước như Pakistan, Iceland và Saudi Arabia.

Trong đó có sự tham gia của rất nhiều hãng tin, tờ báo uy tín, như The Guardian, BBC, Univision, tờ Le Monde của Pháp, La Nación, Argentina, kênh NDR và WDR của Đức, cùng các nhà báo từ tờ Sonntags Zeitung, Thụy Điển, nhật báo Falter và kênh truyền hình ORF, Áo. “Tôi chưa bao giờ thấy một nỗ lực hợp tác nào lớn như vậy, xét về số lượng phóng viên, tổ chức thông tấn, báo chí cũng như số nước góp mặt. Bên cạnh đó, quyền tự chủ và tính độc lập mà các đơn vị này được trao để khai thác nguồn tư liệu dồi dào nhằm đào xới lên những câu chuyện quan trọng, có ý nghĩa với độc giả cũng rất đáng kinh ngạc”, ông Sheila Coronel, phóng viên điều tra lão luyện, giáo sư tại Đại học Báo chí Columbia bình luận.

Theo Mashable, dự án trên được triển khai tại thời điểm mà báo chí điều tra nói riêng và ngành công nghiệp truyền thông nói chung đang gặp nhiều khó khăn. Số lượng công việc phóng viên giảm sút với tốc độ nhanh chóng, ít nhất là tại Mỹ. Nhiều nhà báo phải chuyển sang những công việc khác, chẳng hạn như làm thuê cho các tập đoàn trong lĩnh vực quan hệ công chúng.

“Chúng tôi nhanh chóng làm hai điều. Chúng tôi tuyển dụng một đội nhà báo điều tra toàn cầu, những người có khả năng dành nhiều tháng ròng rã để phân tích và khai thác các dữ liệu nắm giữ trong tay. Chúng tôi cũng đối diện với một bài toán về công nghệ khi phải tìm cách để đọc và chia sẻ những dữ liệu này một cách an toàn nhất có thể. Chúng tôi mất nhiều tháng để thanh lọc, chuẩn bị dữ liệu sau đó tải chúng lên nền tảng số”- lãnh đạo ICIJ tiết lộ. Dù không nêu chi tiết cách thức họ lưu trữ cũng như chia sẻ thông tin nhưng ông Gerard Ryle, giám đốc ICIJ, cho biết dự án thậm chí còn tạo dựng một không gian riêng nhằm giúp các nhà báo từ những tòa soạn khác nhau cùng thảo luận trên mạng.❏

[su_box title="Phản ứng của Kremlin" box_color="#cad2f9" title_color="#2c2829"]Trong phản ứng đầu tiên, ngày 4/4, Điện Kremlin cáo buộc các nhà báo điều tra, làm việc về Hồ sơ Panama bị rò rỉ, là các cựu quan chức và đặc vụ hoạt động bí mật của Mỹ. Phát biểu trong một cuộc họp báo, dường như ám chỉ tới Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chúng tôi biết đó được gọi là cộng đồng báo giới. Có rất nhiều nhà báo mà nghề nghiệp chính của họ chưa chắc là nhà báo, trong đó có nhiều cựu quan chức của Bộ Ngoại giao (Mỹ), Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan đặc biệt khác”. Trang Moonofalabama cũng chỉ ra rằng, sự “phanh phui” một cách có lựa chọn và tính toán này nhằm hai mục đích. Thứ nhất là bôi nhọ những tổ chức, cá nhân mà Mỹ và các đồng minh “ghét bỏ”, dù chỉ bằng cách đánh gián tiếp nhằm vào những người thân cận (như trường hợp của Tổng thống Putin và ông Bashar al-Assad). Mục đích thứ 2 là để cảnh báo những nhân vật quan trọng đã nằm “sổ theo dõi”, nhưng chưa “được” công bố, rằng họ hoàn toàn có thể bị lôi ra ánh sáng và theo cách này thì Hồ sơ Panama là một “công cụ tống tiền hoàn hảo”. Theo nhận định của một số chuyên gia, cứ cho rằng câu chuyện Hồ sơ Panama là có thật đi chăng nữa, thì điều đáng bàn hơn cả là “những ý định giấu kín” của các tổ chức đang điều khiển việc “lộ lọt” này. Nói cách khác, các tổ hợp truyền thông chỉ ra tay theo chỉ đạo trực tiếp từ một nghị trình cấp chính phủ của phương Tây.[/su_box]

Nguyễn Hà

Tin khác

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo
Trung tâm Báo chí TP HCM - điểm đến thân quen của đội ngũ báo chí

Trung tâm Báo chí TP HCM - điểm đến thân quen của đội ngũ báo chí

(CLO) Ngày 17/5, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Báo chí TP HCM.

Nghề báo
Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo 'Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?'

Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?"

(CLO) Lần đầu tiên, đại diện của 4 hãng hàng không nội địa gồm VietnamAirlines, VietJet, Vietravel Airlines và Bamboo Airways sẽ trực tiếp nói về những nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua; Xu hướng thị trường hàng không trong giai đoạn tới cũng như nhiều vấn đề nóng bỏng liên quan đến chủ đề này.

Nghề báo
Khẳng định vai trò cơ quan chủ lực tuyên truyền của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Khẳng định vai trò cơ quan chủ lực tuyên truyền của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(CLO) Ngày 16/5, Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (07/5/1984 – 07/5/2024), ra mắt ứng dụng di động Báo Dân Việt.

Nghề báo
Phát động cuộc thi Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024

Phát động cuộc thi Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024

(CLO) Chiều 16/5, tại Hà Nội, Công ty CP Tiền Phong (Báo Tiền Phong), Công ty CP Học viện Công nghệ Huna tổ chức họp báo công bố và phát động cuộc thi Tien Phong Stem Robotics – IYRC Championship 2024 (Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024).

Nghề báo