Công ty Quản lý tài sản - VAMC : Có "giữ ấm" được cho hệ thống ngân hàng ?

Thứ sáu, 18/12/2015 11:10 AM - 0 Trả lời

Thời gian qua, Công ty Quản lý tài sản - VAMC đã đem đến "một luồng gió mới" cho hệ thống ngân hàng thương mại bằng sự hiệu quả trong thu mua nợ xấu. Tuy nhiên dưới góc nhìn của các chuyên gia, VAMC chưa thực sự giải quyết triệt để được vấn đề này.

(CLO) Thời gian qua, Công ty Quản lý tài sản - VAMC đã đem đến "một luồng gió mới" cho hệ thống ngân hàng thương mại bằng sự hiệu quả trong thu mua nợ xấu. Tuy nhiên dưới góc nhìn của các chuyên gia, VAMC chưa thực sự giải quyết triệt để được  vấn đề này.

[caption id="attachment_70562" align="aligncenter" width="550"]no xau nganh ngan hang Nợ xấu nếu như tiếp tục được VAMC giải quyết như hiện nay sẽ chỉ là có thể "giảm tỷ trọng" nhưng thực chất vẫn "giữ nguyên giá trị" - Ảnh minh họa[/caption]

Thực sự hiệu quả...

Trong suốt 2 năm hoạt động vừa qua, những thành tích mà VAMC "cống hiến" cho việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá tích cực và có nhiều thành công đáng tự hào.

Theo đánh giá của bà Vũ Thị Hải Yến, Viện Chiến lược ngân hàng, thông qua VAMC, hoạt động xử lý nợ xuất đã mang lại nhiều lợi ích đối với từng đối tượng cụ thể của ngành NH: việc các tổ chức tín dụng (TCTD) bán nợ xấu cho VAMC đã giúp nợ xấu của hệ thống giảm đi một các nhanh chóng và góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính cũng như giúp TCTD nhanh chóng lấy lại vốn từ việc sủ dụng trái phiếu đặc biệt để tiếp tục cho vay, phục vụ thanh khoản cũng như tăng trưởng tín dụng trong dài hạn.

Ngoài ra, TCTD cũng được sự hỗ trợ từ quyền lực và uy tín của VAMC trong việc xử lý tài sản đảm bảo như công tác thu giữ, tịch biên hay hoàn thiện thủ tục pháp lý...

Đối với khách hàng, khi đi vay, họ sẽ có thêm cơ hội được xem xét cơ cấu lại nợ, tăng khả năng trở nợ trong tương lai. "VAMC có thể xem xét miễn giảm lãi phát, phí, lãi vay quá hạn cũng như điều chỉnh lãi vay về mức phù hợp hơn", bà Yến chứng minh.

Bên cạnh đó, VAMC cũng có thể xem xét để tiếp tục cho vay đối với những khách hàng tốt thông qua việc đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp có nhu cầu vay.

Tất cả đã được chứng minh bằng một thực tế rất rõ ràng rằng, tính đến 30/09/2015, VAMC đã thực hiện mua được 218.910 tỷ đồng giá trị dư nợ gốc nội bảng (với giá mua nợ là 191.318 tỷ đồng), chiếm đến hơn 50% tổng số nợ xấu đã được xử lý của hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,16% (2013) xuống còn 2,93% (9/2015), đạt mục tiêu của NHNN đề ra (dưới 3%).

Không những vậy VAMC cũng đã thực hiện được những bước xử lý nợ xấu cơ bản và đạt được những thành công như: điều chỉnh lãi suất, giảm lãi/phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 47 khách hàng, bán 68 khoản nợ của 10 khách hàng, bán tài sản đảm bảo của 13 khoản nợ... và thu về tổng cộng 5021 tỷ đồng.

Những con số thống kê cho thấy những giá trị "to lớn" có ý nghĩa thúc đẩy tái cơ cấu ngành NH một cách mạnh mẽ mà VAMC đã và đang mang lại cho các TCTD, các NHTM, DN và cả hệ thống ngân hàng nhìn từ vĩ mô. Nhưng tất cả chỉ là "bề nổi của một tảng băng chìm"?

... nhưng lại chưa triệt để

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn khủng hoảng 1998 đã thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC) trực thuộc Nhà nước như tại Thái Lan, Malaysia hay Indonexia... VAMC của Việt Nam là một bước đi đúng đắn của Nhà nước khi học hỏi được kinh nghiệm của các quốc gia trên để giải quyết nợ xấu một cách nhanh chóng. Nhưng có lẽ, Việt Nam vẫn chưa học tập được những vấn đề "cốt lõi".

Không phải ngẫu nhiên mà tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội diễn ra vào tháng 6 vừa qua, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) có nhận xét rằng, nợ xấu chỉ được VAMC "bắt nhốt lại" mà thực tế hầu như "vẫn còn nguyên" và đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.

Mặc dù ngay sau đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng đã có sự giải trình ngay tại Quốc hội và tiếp theo "dòng sự kiện này", ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cũng đã khẳng định thêm với báo chí vấn đề này. Nhưng với con số 7,2% trong tổng số số nợ xấu được VAMC mua lại được xử lý thành công thì vẫn cần phải nhìn lại quá trình hoạt động của VAMC trong 3 năm qua.

Theo nhận định của TS. Nguyễn Minh Phong, "VAMC chỉ là một công cụ trung gian để giải quyết nợ, một biện pháp tình thế tạm thời chứ không phải là một tổ chức mua bán nợ theo đúng nghĩa".

Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Thị Mùi cho rằng, cái quan trọng là cần nhanh chóng tháo gỡ về cơ chế trong mua bán nợ xấu theo hướng giao "thực quyền" cho VAMC để trở thành chủ nợ đích thực khi mua nợ xấu của các NHTM.

"Để đẩy nhanh xử lý nợ xấu, VAMC cần được trao thềm nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn nữa cũng như bổ sung những nguồn lực cần thiết và khuôn khổ pháp pháp lý cần được tiếp tục nâng cao và củng cố", khuyến cáo của bà Victoria Kwaka - Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam.

Tất cả các chuyên gia, các nhà quản lý đều nhìn nhận thấy "những lỗ hổng" của VAMC chính là quyền lực, là nguồn lực và thị trường mua bán nợ đúng nghĩa và đúng cách. Khung pháp lý lỏng lẻo từ Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật dân sự, Luật Đấu thầu... cùng hàng loạt những "xung đột" và "thỏa thuận" lợi ích nhóm đã và đang trở thành rào cản của quá trình xử lý nợ xấu ngành ngân hàng.

Nếu không thay đổi triệt để, VMAC sẽ mãi là "chiếc chăn không có ruột" và chỉ có thể giữ ấm hệ thống ngân hàng trong một thời gian ngắn nhất định bởi khi hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế Việt Nam và các DN ngày càng cần nhiều hơn nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng. Một khi nợ xấu tiếp tục kéo dài và dai dẳng như hiện nay, sẽ luôn có sẵn một cây kim sẵn sàng đâm thủng quả bóng ngân hàng và đưa hệ thống này trở lại trạng thái như 10 năm trước đây.

Trong 5 năm qua (2010 - 2015), rất nhiều người ghi nhận sự chuyển biến tích cực của NHNN trong tái cơ cấu các TCTD, ổn định tỷ giá nội tệ, nới room cho dòng vốn đầu tư nước ngoài, duy trì lạm phát ở mức thấp, ổn định lãi suất cho vay và hướng tăng trưởng tín dụng theo chiều sâu...

Nhờ có sự góp sức rõ rệt của chính sách tiền tệ và vai trò của NHNN, bức tranh kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và có nhiều điểm tươi sáng nhưng bức tranh đó vẫn còn một nét khiếm khuyết từ VAMC cùng các hoạt động xử lý nợ xấu.

Để ngành ngân hàng nói chung và các TCTD, NHTM nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nhìn từ góc độ xử lý nợ xấu, VAMC phải là một công cụ xử lý nợ "hoàn hảo".

Quỳnh Liên

Tin khác

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

(CLO) Việc gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng (TCTD) và tạo điều kiện cho TCTD thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

(CLO) Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

(CLO) Do đáp ứng nhu cầu ở thực, loại hình căn hộ chung cư vẫn chuộng người mua, đặc biệt là các sản phẩm trong phân khúc vừa túi tiền vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Bất động sản