Hãy yêu lấy Hà Giang, hãy thương lấy Hà Giang!

Thứ ba, 26/11/2019 13:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trở về sau chuyến công tác Hà Giang đã hơn 2 tháng nay nhưng câu nói mà vị tân Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Hà Giang Đỗ Thái Hòa tâm sự với đoàn phóng viên: “Hãy yêu lấy Hà Giang, hãy thương lấy Hà Giang!” vẫn ám ảnh, khoắc khoải tôi đến giờ.

Đoàn nhà báo tìm hiểu về mô hình phát triển cây chè của anh Hoàng Tinh Kiêm tại xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên.

Đoàn nhà báo tìm hiểu về mô hình phát triển cây chè của anh Hoàng Tinh Kiêm tại xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên.

Không phải ngẫu nhiên mà vị tân Giám đốc Sở Thông tin- Truyền thông Hà Giang lại nói với cánh nhà báo chúng tôi như vậy. Bởi, thời gian gần đây mảnh đất địa đầu Tổ quốc luôn là tâm điểm của giới truyền thông với những câu chuyện bàn ra, tán vào. Thế nhưng, mảnh đất “đi trước về sau” còn nhiều điều cần được công chúng cả nước biết đến, cảm thông và sẻ chia.

Đó là một miền biên giới có địa hình trắc trở, hiểm nguy nhưng bà con các dân tộc đang sinh sống tại đây đang nỗ lực từng ngày, từng giờ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa cũng như góp phần vào việc giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Rõ ràng, việc giữ vững an ninh biên giới quốc gia không phải chỉ là việc riêng của lực lượng Bộ đội Biên phòng, mà đó còn là sự chung sức, chung lòng, kiên cường bám bản, bám làng, ý thức tự tôn dân tộc trong mỗi trái tim và khối óc của từng người dân địa phương. Nói đến đây, mới thấy được vai trò, trách nhiệm, hay nói hơn hết là sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã “trao” cho nhà báo.

Là phóng viên may mắn có mặt trong đoàn theo sự phân công của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin- Truyền thông, tôi đã có những trải nghiệm quý giá về Hà Giang mà trước đây chỉ biết qua sách báo, truyền hình. Nghĩ về Hà Giang, trong đầu tôi lại vang vọng lên câu hát đầy niềm tự hào“Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây/ Có rừng cây thiên nhiên xanh biếc một màu/ Đây Hà Giang, đây Hà Giang quê chúng tôi…” trong ca khúc “Hà Giang quê tôi” mà người nhạc sĩ xứ Đoài Thanh Phúc đã sáng tác từ bốn thập niên trước.

Nhắc về Hà Giang, tôi lại nghĩ đến công trình thế kỷ- Dinh thự Vua Mèo được xây dựng cách đây hơn 100 năm, là biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ và tinh thần của tộc người Mông (Mèo) trên rẻo cao Sà Phìn. Nhớ về Hà Giang, tôi lại nhớ về hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay đầy kiêu hãnh trên Cột cờ Lũng Cú cùng đoàn người kính cẩn, nghiêng mình xếp thành những hàng dài vang lên bài hát “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Nói về Hà Giang, tôi lại mường tượng ra một con đường dài gần 200km được xây dựng từ cách đây đúng 60 năm trước, thể hiện ý chí, quyết tâm và lòng dũng cảm, kiên cường của lớp lớp thanh niên trong và ngoài tỉnh, mang tên con đường Hạnh Phúc….

Đoàn nhà báo tại Cột Cờ - Lũng Cú - Hà Giang

Đoàn nhà báo tại Cột Cờ - Lũng Cú - Hà Giang

Nhưng với chuyến đi này, tôi đã được “mắt thấy, tai nghe” những điều mới mẻ, tín hiệu vui, nhân tố tích cực đến từ mảnh đất này. Đó là một mảnh đất biên giới Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, từng oằn mình hứng chịu đạn bom từ cuộc chiến biên giới phía Bắc khốc liệt từ cách đây 40 năm trước nhưng giờ đang từng ngày “thay da đổi thịt” bởi người dân đã biết tìm ra cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, đó là cây chè Shan tuyết. Chè Shan tuyết đã thực sự làm thay đổi cuộc sống nơi đây, khi mà người dân có thể sở hữu những chiếc ô tô hạng trung, những mái nhà kiên cố, vững chắc, khang trang. Có được những tín hiệu đáng mừng ấy, không thể không kể đến sự quan tâm vào cuộc kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự nhiệt tình, tận tâm, tâm huyết, “mồm nói, tay làm” của Chủ tịch UBND xã Lý Quốc Hưng- người từng tốt nghiệp ngành Xây dựng tại Đại học Xây dựng - đang hừng hực, mong mỏi đem kiến thức và sức trẻ để dựng xây địa phương giàu đẹp hơn.

Rong ruổi trên hành trình khám phá Hà Giang, chúng tôi dừng lại ở chân núi Sà Phìn, huyện Đồng Văn- nơi có hợp tác xã Lanh Trắng do chị Vàng Thị Cầu, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện sáng lập từ gần 10 năm nay. Hợp tác xã đã đem lại thu nhập ổn định cho phụ nữ người Mông, đồng thời để họ yên tâm an cư lập nghiệp tại chính mảnh đất quê hương, thay vì phải bước qua bên kia biên giới với đầy rẫy hiểm nguy rình rập. Quan trọng hơn hết, phát triển hàng thủ công làm chất liệu lanh trắng đã gìn giữ được nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Mông nói riêng, của huyện Đồng Văn nói chung, góp phần vào là một địa điểm du lịch lý tưởng hòa cùng với không gian du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn rộng lớn.

Những cuộc di chuyển rồi rời đi, ở giữa thành phố Hà Giang, bên dòng sông Lô thơ mộng, bên “cầu Yên Biên cho những ai hẹn hò” khi phố đã lên đèn, tôi đã được người đồng nghiệp là nhà báo Hoàng Hà ở Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Giang kể về những chuyến đi tác nghiệp, đó là những kỷ niệm khó quên trong đời làm báo của anh. Vốn là người Yên Sơn (Tuyên Quang), sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã bén duyên với Hà Giang để rồi con người và vùng đất nơi đây cứ níu kéo anh, thôi thúc anh, giục giã anh phải làm được điều gì đó cho mảnh đất này. Anh bảo, làm báo ở đây ngót chục năm nhưng vẫn chưa thể đi hết được từng xã, từng những bản làng xa xôi của tỉnh.  Có những làng, bản phải đi cả tuần trời mới về được thành phố.

Thế mới biết nghề làm báo ở đây còn nhiều vất vả, thiếu thốn và cả những hiểm nguy nhưng anh em đồng nghiệp vẫn kiên cường, say mê với từng tin bài nóng hổi, từng bức ảnh thời sự, từng thước phim sống động. Chính họ đang là những “đại sứ du lịch” truyền tải đến bạn đọc, bạn nghe đài, bạn xem truyền hình về một Hà Giang vươn mình đổi mới.

Hà Nội chớm đông tháng 11/2019

Ghi chép của Ngô Khiêm

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo