Hiệp định CPTPP: Giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu

Thứ hai, 12/11/2018 12:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó, giúp nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Báo Công luận
Tham gia Hiệp định, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035 (Ảnh TL) 

Tại phiên thảo luận vừa qua, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay. Quá trình đàm phán và ký kết CPTPP được chuẩn bị kỹ lưỡng qua nhiều năm.

Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, việc tham gia Hiệp định này là động lực giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường để ứng phó với diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới với chiều hướng bảo hộ thương mại của các nền kinh tế lớn gia tăng.

Tham gia Hiệp định, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035, trong trường hợp đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ, GDP có thể tăng thêm 2,01%.

Với mức độ cam kết của các nước trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 4,04% và nhập khẩu tăng thêm 3,8% vào năm 2035; tổng số việc làm tăng thêm hàng năm từ 20.000 đến 26.000 lao động.

Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó, giúp nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Việt Nam có điều kiện rất tốt để thu hút đầu tư FDI của 10 thành viên còn lại. Thông qua thành viên của hiệp định, là các nước có nền kinh tế phát triển cao, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chúng ta sẽ học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành hệ thống pháp luật nước ta, cũng như việc quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường.

Đánh giá về cơ hội của Việt Nam, Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Thái Bình cho rằng, Hiệp định CPTPP là cơ hội mở rộng thương mại đầu tư với 3 thị trường mới đầy tiềm năng ở châu Mỹ, nâng cấp và làm sâu sắc thêm mối liên hệ cộng hưởng với 7 thị trường còn lại, trong đó có nhiều đối tác chiến lược quan trọng của chúng ta.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, thì CPTPP cũng mang lại không ít những thách thức đối với thị trường Việt Nam. Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ diễn ra quyết liệt ngay tại thị trường trong nước, trên cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ của nước đối tác tại thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn ngay tại sân nhà. Khả năng thích nghi của các doanh nghiệp Việt Nam với kinh tế thị trường còn kém nên nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa cũng vì thế mà tăng.

Trước những thách thức trên, nhiều đại biểu Quốc Hội đã “hiến kế” để có thể tận dụng được những lợi thế có được khi tham gia CPTPP và hạn chế đến mức thấp nhất là những tác động bất lợi có thể mang lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

 Nguyễn Mạnh

Tin khác

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

Các công ty bảo hiểm phương Tây: Cơ chế áp trần giá dầu Nga không còn tác dụng

(CLO) Một nhóm các công ty bảo hiểm phương Tây cho biết cơ chế áp trần đối với giá dầu Nga (60 USD/thùng) đã trở nên không thể thực thi được và chỉ đẩy thêm nhiều tàu tham gia vận chuyển dầu thô của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp