Hiệu quả bước đầu của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng CNTT vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Thứ năm, 16/11/2023 19:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng ĐBDTTSMN. Qua đó, nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KTXH cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Tích cực đẩy mạnh triển khai CĐS, ứng dụng CNTT

Để thực hiện chuyển đổi số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi một cách khoa học và hiệu quả, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 06/11/2023 về thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới; nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình; Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá Chương trình; Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình; nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.

Trong đó, Bình Phước đề ra mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

hieu qua buoc dau cua viec day manh chuyen doi so va ung dung cntt vung dong bao dan toc thieu so mien nui hinh 1

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh cho biết, thông qua CĐS sẽ hỗ trợ 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển KT-XH. Song song với đó, từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

Và để bắt tay vào thực hiện đề án, hiện nay, các huyện biên giới của tỉnh Bình Phước đang đẩy mạnh ký kết phối hợp về CĐS với nhà mạng giai đoạn 2023-2025, nhằm đẩy mạnh CĐS trong các lĩnh vực hoạt động của chính quyền và phát triển KT-XH.

Cũng như Bình Phước, UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án CĐS& ƯDCNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng CNTT hỗ trợ phát triển KT-XH cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ứng dụng CNTT và CĐS trong triển khai Chương trình. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình từ T.Ư đến địa phương. Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình. Đổi mới phương pháp, CĐS trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.

Mục tiêu đến năm 2025, 100% các cơ quan của tỉnh Bắc Giang quản lý, thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá; 100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ T.Ư tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống; 100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai. Thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân. Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh...); 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng CNTT trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số. Phấn đấu các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến địa phương được bảo đảm hạ tầng, trang bị vận hành Phòng họp trực tuyến; có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số; 100% các hệ thống thông tin thuộc Đề án được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng. Phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào DTTS nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động bảo đảm giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển KT-XH vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án. Phấn đấu từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các DTTS được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.

hieu qua buoc dau cua viec day manh chuyen doi so va ung dung cntt vung dong bao dan toc thieu so mien nui hinh 2

Học sinh Bắc Giang đọc sách tại Tủ sách điện tử cộng đồng thông qua quét mã QR.

Còn tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, UBND tỉnh cũng vừa ban hành Kế hoạch số 286/KH-UBND thực hiện “Đề án CĐS& UWDCNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021– 2025” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu đạt 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá. 100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình trên địa bàn tỉnh được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ trung ương tới tỉnh, huyện, xã; hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống. 100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai. – Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh...)…

Những hiệu quả bước đầu từ điểm sáng Bắc Giang

Yên Thế là huyện miền núi của Bắc Giang, nhiều đồi núi, thôn bản nằm cách xa nhau nên gặp khó khăn trong phủ sóng phát thanh khiến người dân, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số khó nắm bắt thông tin tuyên truyền quan trọng của Đảng, Nhà nước và địa phương. Nhằm khắc phục tình trạng "lõm sóng", ngay từ năm 2022, huyện đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (truyền thanh IP) tại xã An Thượng; 60 cụm điểm loa IP với 150 loa ở 13 xã, thị trấn. Truyền thanh IP giúp tiết kiệm chi phí trang bị máy phát sóng, cột ăng-ten, quỹ đất để lắp đặt cột ăng-ten. Việc phát sóng chỉ bằng các thao tác vận hành đơn giản ở phần mềm được cài đặt trên máy vi tính, điện thoại di động.

Góp phần thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc giảm nghèo, huyện Yên Thế triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ bà con tiếp cận thông tin, dịch vụ số. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn lắp wifi tại nhà văn hóa trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 43 nhà văn hóa thôn, bản có wifi miễn phí để phục vụ nhu cầu truy cập internet của người dân.

hieu qua buoc dau cua viec day manh chuyen doi so va ung dung cntt vung dong bao dan toc thieu so mien nui hinh 3

Ông Chu Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế cho biết: Để giúp bà con dân tộc thiểu số quen dần với thiết bị thông minh, ngoài việc lắp wifi, xã còn phân công lực lượng đoàn viên thanh niên hỗ trợ bà con truy cập các dịch vụ công, tìm hiểu kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt trên môi trường số.

Anh Hà Văn Thưởng, trưởng bản Trại Mới, xã Đồng Tiến cho biết: "Từ ngày có mạng wifi, những buổi sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi mở ti vi xem các chương trình hướng dẫn trồng rừng, chăn nuôi để bà con cùng học tập, trao đổi từ đó áp dụng vào sản xuất".

Toàn huyện Yên Thế hiện có 197 tổ công nghệ số cộng đồng với khoảng 1 nghìn thành viên tham gia. Các tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách dùng các ứng dụng thông minh trên điện thoại, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần "giảm nghèo" về thông tin. Thời gian tới, huyện Yên Thế tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, ứng dụng công nghệ thông tin giúp người nghèo, hộ nghèo và cận nghèo chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp thoát nghèo bền vững. 

Thực hiện CĐS cho bà con Bắc Giang trong thương mại điện tử, ngay từ tháng 6/2023, Tỉnh đoàn Bắc Giang đã tổ chức diễn đàn CĐS trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với nội dung “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”. Hiện Bắc Giang có 205 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đã gia tăng về số lượng; kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng cao, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của vùng, miền, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang cũng đạt kết quả nổi bật trong lĩnh vực CĐS.

Bắc Giang đã từng bước khai thác tiềm năng kinh tế số trong phát triển quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP như sử dụng hình thức livestream có khả năng mang về cho người bán hàng hàng triệu lượt tương tác với tỷ lệ chốt đơn cao. Đây được coi giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” của nông sản.

Các đoàn viên thanh niên, hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên, doanh nghiệp trẻ nhỏ và vừa, trang trại, hộ sản xuất, kinh doanh, các chủ thể OCOP là thanh niên tỉnh Bắc Giang được gợi ý cách thức để xây dựng kênh bán các sản phẩm OCOP của địa phương, trong đó có vải thiều.

Tuyết Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok 'Chưa biết_01' và Fanpage 'This is Mặt Nạ'

Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ"

(CLO) Sở TT&TT TP HCM đã mời chủ kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ" đến làm việc, sau khi nhận được đơn khiếu nại của bà Đặng Thị Mỹ Dung.

Đời sống
Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

(CLO) Tổ công tác của Thuỷ đoàn I vừa chủ trì phối hợp với các đơn vị bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng.

Đời sống
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Bắc

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Bắc

(CLO) Theo cơ quan khí tượng trong 3-6 giờ tới, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm. Mưa lớn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Đời sống
Nam Định: Người đàn ông bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường

Nam Định: Người đàn ông bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường

(CLO) Người đàn ông đang điều khiển xe máy di chuyển trên đường thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thì bất ngờ bị sét đánh trúng, ngã tử vong.

Đời sống
Vườn Quốc gia Cúc Phương được vinh danh 'Vinh quang Việt Nam 2024'

Vườn Quốc gia Cúc Phương được vinh danh 'Vinh quang Việt Nam 2024'

(CLO) Vườn Quốc gia Cúc Phương là 1 trong 10 tập thể được vinh danh tại sự kiện 'Vinh quang Việt Nam 2024' với chủ đề '20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam'.

Đời sống